NEWSCSAGA news
Tập huấn dành cho các nhà báo:"Truyền thông và câc vấn đề chống phân biết đối xử với nữ lao động tình dục"
Tập huấn dành cho các nhà báo:"Truyền thông và câc vấn đề chống phân biết đối xử với nữ lao động tình dục"
Hai ngày mồng 8 và mồng 9 tháng 5 năm2014 vừa qua đã diễn ra cuộc tập huấn cùng các nhà báo tại tại Pari Dele – Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – Mỹ Đình . Hà Nội do PLAN và CSAGA đồng tổ chức.
Giảng viên của khóa tập huấn là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng ( Chuyên gia nghiên cứ về mại dâm) và bà Nguyễn Vân Anh ( Giám đốc trung tâm CSAGA).
Đến tham dự có các Nhà báo/phóng viên chủ chốt của các chuyên mục văn hóa xã hội, chính trị của các báo Gia đình xã hội, Lao động xã hội, Vietnamnet, Dân trí, đài truyền hình VOV, pháp luật Việt Nam, đời sống pháp luật…
Tại khóa tập huấn, các nhà báo và các giảng viên đã cùng nhau thảo luận, phân tích một số vấn đề như: “ Cuộc sống của phụ nữ bán dâm: Lầm tưởng và sự thật”, “Cuộc sống của phụ nữ bán dâm: Chia sẻ của người trong cuộc”, “Hệ lụy của sự kỳ thị đối với phụ nữ bán dâm”, “Mại dâm ở Việt Nam: Giải pháp triệt để hay tình thế?”, “Thay đổi cách báo chí đưa tin về mại dâm và người bán dâm”... Thông qua khóa tập huấn này, các nhà báo nắm bắt được thông tin, kiến thức cơ bản, xu hướng nhìn nhận và quản lý vấn đề mại dâm tại Việt Nam và khu vực – tiếp cận dưới góc độ quyền phụ nữ và bạo lực giới; giúp các nhà báo có cái nhìn nhân văn, tích cực khi viết bài về chủ đề nữ lao động tình dục; tăng cường sự kết nối và hỗ trợ giữa các nhà báo và Ban quản lý dự án được tăng cường; bổ sung kỹ năng vận động chính sách trong truyền thông.
Vấn đề mại dâm hay còn gọi là Lao động tình dục, từ lâu đã tồn tại ở xã hội Việt Nam cũng như mọi quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đến nay ở nhiều quốc gia vẫn được xem là vi phạm pháp luật và những người phụ nữ làm nghề Lao động tình dục vẫn luôn bị xã hội lên án, coi thường và kỳ thị. Tuy nhiên dù ở góc khuất của xã hội, bản thân những người phụ nữ đó luôn có khát khao được sống tốt, sống đẹp, được yêu thương và đón nhận các cơ hội một cách bình đẳng trong xã hội. Truyền thông có sức mạnh đặc biệt, sẽ góp phần làm cho xã hội có cái nhìn tích cực hơn, nhân văn hơn, tiến bộ hơn về các khía cạnh trong cuộc cuộc sống của nữ lao động tình dục. Do vậy, nhận thức và quan điểm trong truyền thông về Mại dâm của các nhà báo là điểm cốt lõi tạo nên sức mạnh này. Hy vọng, khóa tập huấn do CSAGA và tổ chức Plan đã tổ chức lần này sẽ giúp các nhà báo có những bài viết hay có giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển bằng những giá trị nhân văn và tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, đây còn là hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho các nhà báo trong việc hưởng ứng cuộc thi viết về cuộc sống các chị em làm nghề do CSAGA, Plan và Báo Gia đình – Xã hội phát động vào thời gian tới./.