NEWSCSAGA news

Mời tham dự đánh giá dự án “Thúc đẩy trách nhiệm xã hội nhằm giải quyết vấn đề bạo lực giới tại Việt Nam"

16/09/2014 11:12:09 222
Nằm trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức Atlantic Philanthropies, CSAGA sẽ tiến hành dự án “Thúc đẩy trách nhiệm xã hội nhằm giải quyết vấn đề bạo lực giới tại Việt Nam” trong 3 năm, từ 2011- 2014 được tiến hành tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng: Hà Nam, Hưng

Mời tham dự dánh giá dự án “Thúc đẩy trách nhiệm xã hội nhằm giải quyết vấn đề bạo lực giới tại Việt Nam"

Mã dự án: 20131/CSAGA - The Atlantic Philanthropies

ĐIỀU KIỆN THAM CHIẾU CHO TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ

  1. Cơ sở:

Tại Việt Nam, các dạng bạo lực giới thường gặp là bạo lực tình dục, thể chất và tinh thần trong gia đình và nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái. Trong số đó, bạo lực thể chất là dạng thường gặp nhất, có 32% phụ nữ báo cáo rằng họ đã bị bạo lực thể chất (Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam, 2010). Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của bạo lực giới là sự bất bình đẳng trong mối quan hệ về giới và một vài nhân tố khác đóng góp vào mức độ trầm trọng và tần suất của bạo lực giới. Trong đó, phải kể đến ba nhân tố quan trọng nhất là tình trạng khó khăn về kinh tế, lạm dụng rượu, và sự phân biệt đối xử là kết quả của sự bất bình đẳng và kỳ thị trong sử dụng các dịch vụ. Một loạt các ảnh hưởng của bạo lực giới với sức khỏe phụ nữ đã được ghi nhận rõ rệt, bao gồm việc tử vong, tổn thương về thể chất mạn tính, các vấn đề sức khỏe tâm thần trầm trọng, và HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Mặc dù đã có khung pháp luật rõ ràng trong việc hỗ trợ bình đẳng giới tại Việt Nam, nhưng vấn đề thực thi tại địa phương không nhất quán giữa luật pháp và chính sách. Kiến thức hạn chế về hệ thống pháp lý và trợ giúp pháp lý của nạn nhân cũng làm cản trở họ tiếp cận với pháp luật. Trong khi có nhiều chương trình tại cộng đồng và tư vấn hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới vẫn chỉ giới hạn ở phạm vi hẹp. Chính quyền địa phương, cán bộ y tế, cảnh sát, tòa án, nhân viên trợ giúp pháp lý và thành viên của các nhóm hòa giải còn hạn chế về kiến thức bạo lực giới và thiếu kỹ năng cũng như thái độ nhạy cảm về giới khi làm việc với nhóm nạn nhân.

Nằm trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức Atlantic Philanthropies, CSAGA sẽ tiến hành dự án “Thúc đẩy trách nhiệm xã hội nhằm giải quyết vấn đề bạo lực giới tại Việt Nam” trong 3 năm, từ 2011- 2014 được tiến hành tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh. Mục đích của dự án nhằm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bạo lực giới và giảm ảnh hưởng của nó lên sức khỏe và sự thịnh vượng của phụ nữ bằng cách trao quyền cho phụ nữ, tăng cường tiếp cận với gói dịch vụ dự phòng và can thiệp, và thúc đẩy truyền thông cho xã hội và thay đổi hành vi. Dự án bao gồm:

1. Tăng cường tiếp cận tới gói dịch vụ dự phòng và bảo vệ. Trong việc phối hợp với hội phụ nữ địa phương, dự án sẽ hỗ trợ: i) thiết lập 6 địa chỉ tin cậy cho các cá nhân với các hoàn cảnh, tình trạng và thắc mắc khác nhau được nhận sự trợ giúp và được chuyển tới dịch vụ hiện có và chăm sóc; ii) cung cấp hỗ trợ về tài chính cho nạn nhân bạo lực giới, những người thiếu nguồn lực để yêu cầu hỗ trợ pháp lý toàn diện; và iii) làm việc với các luật sư tình nguyện để đảm bảo các nạn nhân nhận được sự đại diện luật pháp cần thiết trước tòa.

2. Tăng cường truyền thông để thay đổi thái độ về bạo lực giới. Dự án sẽ hỗ trợ tổ chức một nghiên cứu chính thức và phát triển chương trình truyền thông thay đổi hành vi toàn diện (BCC). Chương trình BCC có 3 mục tiêu cơ bản, bao gồm: i) thay đổi định kiến và thái độ những người dân mà khuyến khích và chấp nhận bạo lực giới; ii) lồng ghép các vấn đề bạo lực giới với các chiến dịch truyền thông y tế hiện có, ví dụ: dự phòng HIV và sử dụng chất kích thích, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản; và iii) vận động quan hệ hợp tác với các nhà lãnh đạo cộng đồng, nhân viên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ địa phương để giúp đỡ nạn nhân tiếp cận với các dịch vụ và sự trợ giúp.

3. Trao quyền cho phụ nữ nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trong cuộc sống của họ. Nhằm mục đích giảm nhẹ tác động tiêu cực của bạo lực giới lên tình trạng kinh tế của gia đình, hợp phần này sẽ: i) tạo ra gói hỗ trợ tín dụng vi mô và phát triển kế hoạch kinh doanh liên quan tới nhu cầu của thị trường và cộng đồng với đối tượng là phụ nữ , giúp họ khởi động và phát triển doanh nghiệp; ii) thiết lập 20 nhóm hỗ trợ và tự lực, xây dựng kỹ năng lãnh đạo và cung cấp khóa đào tạo về quyền và kỹ năng trong giải quyết vấn đề bạo lực giới; iii) xây dựng người lãnh đạo và cố vấn chương trình có thể kết nối thành công các nữ doanh nhân với các nhóm tự lực và tổ chức các diễn đàn công cộng định kỳ nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng trong những bước khởi đầu.

Mục tiêu đầu ra chính là:

  • Cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và trợ giúp pháp lý có chất lượng cho nhóm nạn nhân bạo lực giới tại 3 tỉnh.
  • Nâng cao kỹ năng, kiên thức và thực hành cho các nhóm tại cộng đồng nhằm cung cấp sự hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực giới.
  • Tăng cường mối quan hệ hợp tác và điều phối trong và ngoài chính phủ về bình đẳng giới .

Thành lập năm 2001, CSAGA là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Hà Nội, với sứ mệnh hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền cho nhóm phụ nữ và trẻ em, những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực và kỳ thị bằng các phương pháp sáng tạo. Trong thập niên vừa qua, CSAGA đã thực hiện các nghiên cứu cũng như nhiều dự án can thiệp về phòng, chống bạo lực giới, sản xuất ấn phẩm truyền thông, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống chính sách, xây dựng mạng lưới và tiếp nhận dịch vụ cũng như hỗ trợ nạn nhân.

  1. Mục đích, phạm vi và mục tiêu của bản thỏa thuận

Mục đích chính của công việc trong bản tham chiếu này là thực hiện đánh giá kết quả và tiến hành đánh giá độc lập đối với kết quả của dự án. Phạm vi và mục tiêu cụ thể của bản tham chiếu là:

1. Xây dựng kế hoạch đánh giá, hoàn thiện khung đánh giá và bộ công cụ phù hợp nhằm đánh giá kết quả của dự án.

2. Đánh giá việc thiết kế, năng lực, hiệu quả, và sự bền vững của mô hình hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới dựa vào cộng đồng. Đánh giá cần phải tập trung vào: i) mô hình can thiệp giải quyết những vấn đề thực tế và những nhu cầu cũng như lợi ích của nó với nhóm đối tượng đích; ii) các nhóm tự lực dựa vào cộng đồng trở thành những người đại diện cho sự thay đổi trong cộng đồng của họ; iii) những dịch vụ có chất lượng được cung cấp bởi CSAGA và nhà tài trợ; bởi các đối tác địa phương; thành viên các nhóm tự lực và những người khác; iv) các nhân tố bên trong và bên ngoài góp phần vào sự thành công của mô hình can thiệp; v) khả năng những lợi ích của mô hình can thiệp mang lại sẽ tiếp tục trong thời gian tới (bao gồm cả việc phân tích chi phí liên quan).

3. Đánh giá mức độ của sự tham gia và đóng góp của chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các nhà lập kế hoạch chính sách trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của mô hình hỗ trợ dự án liên quan tới việc cản trở các nhóm đối tượng đích tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội. Đánh giá cần nhấn mạnh vai trò của các đối tác tham gia vào việc đưa ra các chiến lược, những hướng dẫn về mặt chính sách và trợ giúp về tài chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích CSAGA cũng như các đối tác đạt được mục tiêu với điều khoản cụ thể là cung cấp giải pháp khả thi để giải quyết bất kỳ khó khăn vướng mắc nào và hỗ trợ việc thực hiện mô hình tại cộng đồng một cách liên tục.

4. Xác định bài học kinh nghiệm chính thông qua quy trình đánh giá.

  1. Nhiệm vụ và đầu ra cụ thể

  • Giải thích rõ về mục tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá, câu hỏi đánh giá và kế hoạch đánh giá cũng như khung thời gian.
  • Chuẩn bị bảng hỏi và những công cụ khác như bảng kiểm, hướng dẫn phỏng vấn được sử dụng cho việc đánh giá và trả lời những góp ý về những công cụ đó với CSAGA.
  • Thu thập thông tin/số liệu cho việc đánh giá thông qua việc xem xét tài liệu, lắng nghe cán bộ dự án và các đối tác khác của dự án, những khảo sát trực tiếp và gián tiếp với người hưởng lợi, quan sát và đo lường trực tiếp.
  • Phân tích thông tin/số liệu đã thu thập và đưa vào kết quả đánh giá theo form báo cáo đánh giá tóm tắt và thảo luận về bản tóm tắt với cán bộ CSAGA trước khi hoàn thiện.
  • Viết báo cáo dự thảo về những góp ý của CSAGA, các đối tác CSAGA. Bản dự thảo bao gồm phân tích bằng lời cụ thể theo format: tiêu đề và trang mở đầu; lời tóm tắt; lời giới thiệu; phạm vi đánh giá; phương pháp đánh giá; mô tả chi tiết hoạt động dự án và đầu ra chính; những phân tích sâu về từng hợp phần dự án; những phát hiện chính; bài học kinh nghiệm; khuyến nghị; và các phụ lục số liệu nền đính kèm (bao gồm danh sách phỏng vấn, công cụ thu thập số liệu; tài liệu tham khảo chính).
  • Chuẩn bị bài trình bày bằng Power Point nêu tóm tắt những kết quả chính, khuyến nghị, bài học rút ra và kết luận về bản đánh giá.
  • Tiến hành buổi họp giới thiệu những kết quả sơ bộ và thông qua kết quả với tất cả đối tác và cán bộ dự án có liên quan.
  • Hoàn thành bản báo cáo cuối cùng bao gồm tất cả các hợp phần chính được yêu cầu trong bản báo cáo dự thảo và những phản hồi của các đối tác. Bản báo cáo cuối cùng cần phải súc tích, dễ hiểu với tất cả những người tham dự và nội dung xoay quanh những vấn đề trong TOR.
  • Báo cáo phải được viết bằng hai thứ tiếng là Tiếng Việt và Tiếng Anh.
  • Nhà tư vấn đánh giá có trách nhiệm hiệu chỉnh và quản lý về chất lượng, báo cáo cuối cùng phải được giới thiệu bằng cách xuất bản công khai.
  • Tham gia vào việc phát triển và hoàn thành các nghiên cứu trường hợp của dự án.

IV. Khung thời gian

Dưới đây là khung thời gian dự tính cho việc hoàn thành bản thỏa thuận. Số ngày làm việc thực tế có thể thay đổi và thời gian được thống nhất với sự thỏa thuận của CSAGA.

Hoạt động/Đầu ra

Số ngày

  • Xây dựng Kế hoạch đánh giá, khung đánh giá, công cụ đánh giá

5 ngày

  • Thu thập số liệu/thực địa/báo cáo tóm tắt

15 ngày

  • Phân tích và viết báo cáo/báo cáo đánh giá dự thảo

10 ngày

  • Tổ chức hội thảo/Bài trình bày PowerPoint, Tóm tắt những phát hiện chính

1 ngày

  • Phân tích và viết báo cáo/Báo cáo đánh giá cuối cùng

5 ngày

  • Phát triển và hoàn thiện nghiên cứu trường hợp/viết báo cáo

5 ngày

Dự kiến hoạt động đánh giá được thực hiện trong tháng 10 và 11/2014

V. Yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm

Nhóm nghiên cứu độc lập thực hiện bản thỏa thuận này được các chuyên gia hỗ trợ và giúp đỡ về kỹ thuật cũng như trong quá trình nghiên cứu nếu có nhu cầu. Một số yêu cầu với nhà tư vân đánh giá như sau:

  • Trình độ thạc sỹ trở lên, chuyên ngành Công tác xã hội
  • Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và đánh giá dự án liên quan đến Giới, Bình đẳng giới và Bạo lực gia đình.
  • Có kỹ năng tốt trong việc nghiên cứu định lượng và định tính
  • Có khả năng phân tích và viết báo cáo dựa trên kết quả thu thập được.
  • Có hiểu biết tốt về các nhóm tại cộng đồng, vai trò và năng lực của họ
  • Có tầm nhìn xa về năng lực và kinh nghiệm, chiến lược và điều chỉnh nó cho phù hợp với bối cảnh thực tế.
  • Có kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt.
  • Chứng minh được khả năng lãnh đạo và quản lý, bao gồm cả khả năng phát triển và điều phối kế hoạch diễn ra thực tế, phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá và khung thời gian.

VI. Kinh phí

Thỏa thuận.

VII. Hồ sơ dự tuyển

Bộ hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • CV của chuyên gia tư vấn (có thể gửi kèm CV của các thành viên trong nhóm tư vấn nếu chuyên gia tư vấn làm việc theo nhóm)
  • Đề xuất ý tưởng triển khai quá trình đánh giá
  • Ngân sách dự tính
  • Một báo cáo đánh giá đã từng thực hiện để minh họa.

Hạn nhận hồ sơ là 30/9/2014. CSAGA sẽ chỉ liên hệ với chuyên gia tư vấn có hồ sơ phù hợp.

Mời các chuyên gia tư vấn/đánh giá có quan tâm gửi bộ hồ sơ đăng ký tới:

Anh Vũ Xuân Thái

Email: xuanthai@csaga.org.vn Điện thoại: 043.7540421 (số máy lẻ: 31)