NEWSCSAGA news

Hội thảo “Chia sẻ kết quả khảo sát về thực trạng buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động và nhu cầu của nạn nhân khi trở về”

02/07/2013 09:40:51 222
Hội thảo: “Chia sẻ kết quả khảo sát về thực trạng buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động và nhu cầu của nạn nhân khi trở về” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức.

Hội thảo “Chia sẻ kết quả khảo sát về thực trạng buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động và nhu cầu của nạn nhân khi trở về”

Hội thảo: “Chia sẻ kết quả khảo sát về thực trạng buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động và nhu cầu của nạn nhân khi trở về” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức.

Thời gian: Ngày 30/10/ 2012

Địa điểm: Khách sạn Thăng Long Opera, Số 1C Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Đại biểu tham dự Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo từ các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội ở 3 tỉnh thuốc địa bàn dự án là Hà Nam, Thái Bình và Hưng Yên, những người quan tâm đến lĩnh vực Phòng chống mua bán người và đặc biệt là đại diện của một số nạn nhân bị mua bán vì mục đích bóc lột lao động đến từ địa bàn dự án.

  • Bối cảnh và lý do của Hội thảo

Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có cam kết và nỗ lực trong công tác đấu tranh phòng ngừa mua bán người. Để cụ thể hóa các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến vấn đề này, chính phủ có những hành động cụ thể nhằm phòng chống mua bán người một cách tích cực và hiệu quả hơn như ban hành Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, Nghị định hướng dẫn thực thi luật…. Chính phủ đã và đang có sự hợp tác và khuyến khích các tổ chức trong nước và quốc tế cùng chia sẻ trọng trách này nhằm bảo vệ quyền cho các nạn nhân bị mua bán, trong đó có nạn nhân bị mua bán người vì mục đích bóc lột lao động.

Nhằm góp phần vào nỗ lực chung của chỉnh phủ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niện (gọi tắt là CSAGA) phối hợp cùng Liên minh các tổ chức phòng chống mua bán người của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNIAP) triển khai khảo sát “Tìm hiểu thực trạng mua bán người vì mục đích bóc lột lao động và nhu cầu của nạn nhân khi trở về”. Khảo sát được triển khai tại các xã của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, huyện Kim Bản tỉnh Hà Nam và huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình từ tháng 6-8/2012. Đây là hoạt động mở đầu cho dự án can thiệp “Tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân của mua bán người vì mục đích bóc lột lao động”.

  • Chương trình Hội thảo

Thời gian

Nội dung

Người chịu trách nhiệm

8h - 8h30

Đón tiếp đại biểu

Ban tổ chức

8h30 - 8h40

Phát biểu khai mạc

Nguyễn Vân Anh - CSAGA
Nguyễn Ngọc Anh - UNIAP

8h40 - 9h30

Chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu của nạn nhân mua bán người vì mục đích bóc lột lao động

Nguyễn Thị Văn

Phạm Thạn Giang

9h30 - 10h15

Hỏi đáp về những nội dung liên quan đến báo cáo

Nhóm nghiên cứu và đại diện của CSAGA và UNIAP

10h15 - 10h30

Nghỉ giải lao

10h30 - 11h00

Chia sẻ của nạn nhân

Đại diện đến từ địa bàn khảo sát

11h00 - 11h45

Thảo luận về đề xuất giải pháp trong công tác phòng ngừa, truy tố và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vì mục đích bóc lột lao động

Các đại biểu

11h45 - 12h00

Tổng kết

CSAGA

12h00

Ăn trưa

  • Thông tin liên hệ
    • Đại diện Ban Tổ chức của Hội thảo:
      • Vũ Xuân Thái -
  • Lưu ý đối với báo chí khi đưa tin về Hội thảo

    Trong Hội thảo có sự tham gia của một số nạn nhân của mua bán người. Khi các nhà báo tiếp cận và phỏng vấn họ, cần lưu ý:

    ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI BỊ MUA BÁN

    Nếu có ý định sử dụng hình ảnh của người bị mua bán thì cần sự cho phép của họ, và/ hoặc cần làm mờ gương mặt của họ ở trên ảnh. Cần có ghi âm hoặc chữ ký xác nhận sự đồng thuận của người bị mua bán về việc sử dụng hình ảnh.
    - Không sử dụng tên thật và địa chỉ thật của người bị mua bán, trừ phi có sự đồng thuận của họ thể hiện ở băng ghi âm hoặc chữ ký xác nhận trên bản thỏa thuận.
    - Sử dụng câu chuyện của người bị mua bán ở phạm vi họ cho phép, ví dụ, nếu người bị mua bán không đồng ý đưa một số chi tiết trong câu chuyện khiến họ dễ bị nhận dạng ở cộng đồng thì nhà báo cần bỏ các chi tiết đó ra khỏi bài báo của mình.

    - Tôn trọng câu chuyện của người bị mua bán:
    o Không đổ lỗi cho người bị mua bán.
    o Gọi đúng thuật ngữ “mua bán người vì mục đích bóc lột lao động”.
    o Không giật tít hay cắt gọt câu chuyện để trở nên “ăn khách”, dẫn tới phản ánh không đúng thực chất vấn đề.