Theo bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA, Luật Phòng, chống BLGĐ đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2008, song tình trạng BLGĐ vẫn chưa được cải thiện. Theo điều tra quốc gia mới nhất về BLGĐ do Tổng cục Thống kê và Bộ VH-TT-DL thực hiện, 58% phụ nữ vẫn bị BLGĐ; 87% trong số đó không hề tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ các địa chỉ hỗ trợ hay ban, ngành địa phương vì cho là kém hiệu quả và 49,6% không hề tiết lộ việc mình bị BLGĐ cho bất kỳ ai. Từ năm 2007 tới nay, đã có 11 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ do các bộ, ngành soạn thảo nhưng chưa có đánh giá tổng thể nào về là hiệu quả, bất cập. Nghiên cứu của CSAGA về tình trạng BLGĐ đối với phụ nữ ở Hòa Bình và Hà Nam cho thấy, các văn bản quy phạm cấp nhà nước dù được ban hành nhưng chưa được các địa phương triển khai đầy đủ. Chỉ có khoảng 4,6% phụ nữ tìm đến sự trợ giúp của cơ quan chức năng. Nhiều nhà nghiên cứu và trực tiếp triển khai luật ở cấp cơ sở cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng BLGĐ tiếp tục gia tăng trong thời gian qua là chế tài xử lý người gây bạo lực chưa đủ mạnh để răn đe. H.Anh |
NEWSCSAGA news
87% phụ nữ bị bạo hành không tìm đến cơ quan chức năng
10/07/2013 03:39:54
222
87% phụ nữ bị bạo hành không tìm đến cơ quan chức năng
PN - Sáng 27/9, tại Hà Nội, Hội nghị quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) 2012 với chủ đề Thu hẹp khoảng cách từ luật đến cuộc sống đã được Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP), Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ - vị thành niên (CSAGA), cùng với Mạng Giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET) phối hợp tổ chức.