TIN TỨCSự kiện mới nhất
Toạ đàm “BÌNH PHẨM CÔNG KHAI VỀ PHỤ NỮ-GIỚI HẠN VÀ ĐẠO LÝ
Buổi toạ đàm có được thành công và thu hút được nhiều khán giả bởi vấn đề bình phẩm, ví von người phụ nữ đang sục sôi và nhức nhối trong xã hội hiện nay, nhất là trong cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, để tạo nên sự thành công này không thể thiếu được sự nhiệt tình cũng như máu lửa của các diễn giả là ông Đặng Ngọc Quang-nghiên cứu viên Trung tâm Phát triển Dịch vụ Nông thôn, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh-giảng viên trường Đại học Ngoại thương, bà Thảo Griffiths-cố vấn chính sách VCCI, ông Mai Phan Lợi-Liên minh Truyền thông và Quyền của những người dễ bị tổn thương (RIM) và MC Phan Anh.
Không khí của buổi toạ đàm như ngày càng nóng hừng hực khi các ý kiến trái chiều, những câu chuyện về bình phẩm, về bình đẳng giới được đưa ra tranh luận một cách mạnh mẽ. Ông Đặng Ngọc Quang-nghiên cứu viên xã hội học đã nói: “Tôi nghĩ rằng đến lúc xã hội Việt Nam nên tiếp cận quyền con người, tự do của mình đến đâu, chỉ nên đến ranh giới không xâm hại đến người khác, hạnh phúc của mình đến đâu nó cũng nên dừng lại ở chỗ không làm những người khác đau khổ”. Là một người nổi tiếng và hứng chịu không ít những là bình phẩm từ người khác, MC Phan Anh nói rằng: “Không chỉ riêng những người phụ nữ, cả đàn ông cũng bị bình phẩm, nói sai sự thật về mình”. PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cũng nhấn mạnh: “Con người nói chung đều cần được trân trọng, không chỉ là phụ nữ mà cả nam giới hay bất kỳ một giới nào nữa”. Kết thúc buổi toạ đàm “BÌNH PHẨM CÔNG KHAI VỀ PHỤ NỮ-GIỚI HẠN VÀ ĐẠO LÝ”, bà Nguyễn Vân Anh-Giám đốc trung tâm CSAGA đã có một kết luận rằng: Ranh giới giữa những lời bình phẩm tích cực và những lời bình phẩm gây tổn thương là một ranh giới rất mơ hồ. Có người cho là bình thường, có người lại cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần phải có nhiều cuộc bàn luận để tìm ra một quy chuẩn phù hợp với xã hội Việt Nam, được xã hội Việt Nam chấp nhận. Có lẽ những sự kiện như thế này mới chỉ là khởi đầu.”
Bên cạnh buổi toạ đàm, CSAGA - ban tổ chức cuộc thi viết online “Phụ nữ không phải công cụ tình dục” đã công bố và trao giải cho chủ nhân của những dòng status có lượng tương tác nhiều nhất trên Facebook. Các bạn đã góp phần không nhỏ vào sự lan toả thông điệp của cuộc thi và từ đó giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề “đồ vật hoá” phụ nữ.
Câu chuyện bình phẩm tiêu cực giữa con người và còn người khi nào mới đến hồi kết? Khi nào con người ta mới thôi làm tổn thương nhau?
Tất cả mọi người trong chúng ta, không ai có quyền làm tổn thương người khác, và cũng không ai xứng đáng bị tổn thương❤️
Live stream: