TIN TỨCTin CSAGA

Thông cáo báo chí: Lễ phát động cuộc thi "Song hành vì Bình đẳng giới"

07/12/2016 05:12:07 282
Lễ phát động cuộc thi sáng ngày 7.12.2016 tại ĐH KHXH&NV Hà Nội.

THÔNG TIN DÀNH CHO BÁO CHÍ

Tọa đàm và Lễ phát động chương trình

Song hành vì bình đẳng giới

 

Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2016 - Hôm nay, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp cùng ĐSQ New Zealand, cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi tìm kiếm sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới” tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng chiến dịch 16 Ngày Hành động Xóa bỏ Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Bình đẳng giới. Ông Robbie Taylor, Phó Đại sứ New Zealand tại Việt Nam; bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA và ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đã tham dự tọa đàm và phát biểu khai mạc.

Theo công bố của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), một phần ba số phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới là nạn nhân của bạo lực giới, hàng ngày số phụ nữ tử vong và bị thương trong các vụ bạo lực giới nhiều hơn số nạn nhân nữ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ung thư, chiến tranh và tai nạn giao thông cộng lại (UN Women Fact Sheet). Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Tổng Cục thống kê (2010) cho biết, 58% phụ nữ đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình. Ngoài ra, 87% phụ nữ từ 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng; 67% người chứng kiến đã không có hành động gì. (AAV, 2014) Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do bất bình đẳng giới và những quan niệm mang nặng định kiến về vai trò, vị trí của nam giới và phụ nữ trong xã hội.

Bên cạnh đó, những rào cản đối với việc đảm bảo quyền lợi và bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang tồn tại. Về khía cạnh bất bình đẳng trong lao động, học tập và việc nhà, báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu (World Economic Forum - 2016) cũng đưa ra các con số đáng báo động: trên toàn thế giới, thu nhập trung bình của nữ chỉ bằng một nửa so với nam giới, 11,000 đô la Mỹ/năm của nữ so với 20,000 đô la Mỹ/ năm của nam; 44% phụ nữ trên Thế giới không có việc làm trong khi con số này ở nam giới chỉ là 18%; trung bình một ngày phụ nữ làm việc nhà 4 tiếng 47 phút, trong khi đó đàn ông chỉ dành 1 tiếng 30 phút cho các công việc không được trả công; và mặc dù tỉ lệ nhập học của hai giới đã được cải thiện, chỉ có 36% phụ nữ trên Thế giới giữ các vị trí từ cấp lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực giới ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng những năm gần đây. Một phương thức hiệu quả trong ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, xóa bỏ những định kiến giới chính là truyền thông. Trong quá trình ấy, các cơ quan báo chí, truyền thông, các diễn đàn mạng xã hội của cộng đồng đã luôn đóng vai trò quan trọng với sự bền bỉ và những nỗ lực không ngừng.

Để khuyến khích nhà báo và cộng đồng tích cực viết bài xóa bỏ những định kiến về giới, đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Lễ Phát động chương trình “Song hành vì Bình đẳng giới” đã công bố rộng rãi về cuộc thi đến với đông đảo nhà báo, người làm truyền thông, sinh viên và cộng đồng. Cuộc thi có hai hợp phần: Hợp phần một dành cho nhà báo với các bài viết, sản phẩm trên báo chí, truyền hình, phát thanh chính thống đã được đăng tải từ 31/5/2016 – đến 31/12/2016. Hợp phần hai dành cho thanh niên và người dân cộng đồng với các bài viết trên mạng xã hội được đăng tải từ 15/11/2016 đến 31/12/2016. Thời gian nhận bài tham dự Cuộc thi trong ba tuần, từ 7/12/2016 đến 31/12/2016. 5 giải thưởng dành cho các nhà báo và 4 giải thưởng dành cho thanh niên và cộng đồng có giá trị sẽ được trao cho các tác phẩm xuất sắc nhất.

Ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đã chào mừng cuộc thi và nhấn mạnh “Phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong lịch sử. Trong bất cứ thời đại nào, phụ nữ cũng có những đóng góp phi thường cho sự phát triển, ổn định của quốc gia và xã hội”. Ông Minh khẳng định cuộc thi là cơ hội để trường thể hiện sự cam kết với sự nghiệp bình đẳng giới, và phòng chống bạo lực với phụ nữ. Trường ĐH KHXH&NV cam kết đồng hành cùng cuộc thi, truyền tải các thông điệp tích cực từ cuộc thi và kêu gọi đông đảo sinh viên tham gia sáng tác các sản phẩm truyền thông cho cuộc thi.

Ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Robbie Taylor, Phó đại sứ ĐSQ New Zealand tại Hà Nội đã có bài phát biểu ý nghĩa bằng tiếng Việt. Mở đầu bài phát biểu, ông đọc bài thơ “Bánh Trôi Nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. “Tôi tự hỏi tại sao bài thơ luôn gợi cho tôi suy nghĩ người phụ nữ Việt Nam luôn phải cam chịu, luôn phải hy sinh? Trong khi đó, người phụ nữ xứng đáng được tôn trọng, được yêu thương.

Khi tôi xem tivi, tôi vẫn thấy những quảng cáo có việc nấu ăn, dọn dẹp luôn gắn liền với người phụ nữ. Tại sao lại như vậy? Việc nhà là việc chung. Nếu vợ tôi nấu cơm thì tôi nhặt rau. Nếu cô ấy nấu cơm thì tôi dọn nhà.

Tôi cũng nhận ra rằng báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ những định kiến về giới. Cùng với nhà báo, những người trẻ tuổi như các bạn sinh viên ngày hôm nay, cũng có thể dùng mạng xã hội, blogs để chung tay xóa bỏ những định kiến về giới, để tỏ lòng yêu thương tôn trọng với mẹ, với vợ, với chị em gái và những người bạn của chúng ta.”

Ông Robbie Taylor, Phó đại sứ ĐSQ New Zealand tại Hà Nội

Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm CSAGA đã cập nhật tin tức mới nhất về vụ xâm hại tình dục trẻ em tại một đồn điền trồng cà phê sát biên giới Việt Nam – Campuchia. Câu chuyện gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em, bà Vân Anh nhấn mạnh: “Chỉ qua một đêm, video về bạo lực tình dục trẻ đã “gây bão” trên mạng xã hội, gây ra sự bất bình căm phẫn trong dư luận. Hiện những kẻ liên quan đến vụ việc đang bị truy tố và thủ phạm chính trong vụ bạo lực tình dục trẻ đang được lực lượng công an ráo riết truy lùng tại TP HCM. Điều này cho thấy sức mạnh lớn của mạng xã hội và truyền thông nói chung trong việc phát giác và tố cáo tội phạm, cũng như lên tiếng bảo vệ người bị bạo lực.”

Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm CSAGA

 

Bà Shoko, trưởng đại diện UN Women kêu gọi: “Hãy cho chúng tôi thấy những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn phản ánh quyền phụ nữ và việc trao quyền cho phụ nữ, cũng như về mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới.

Hãy thách thức chân dung của nam giới và nữ giới trên truyền thông. Hãy nghĩ về sự chấp nhận của khán giả, trong đó có nữ nạn nhân bị bạo lực và làm cách nào những câu chuyện của bạn có thể trao quyền cho họ. Hãy nghĩ về việc làm thế nào các câu chuyện của bạn đặt ra câu hỏi cho đông đảo khán giả về các khuôn mẫu giới và chuẩn mực giới.”

Bà Shoko Ishikawa, Trưởng Đại diện UN Women Việt Nam

Vui lòng xem trên website www.csaga.org.vn hoặc https://www.facebook.com/nzembassyvietnam để biết thêm thông tin.

Thông tin chi tiết về cuộc thi, vui lòng liên hệ:

Ms. Thu Loan

Trung tâm CSAGA

Laura.Nguyen@csaga.org.vn

Điện thoại: (04) 3754-0421 (Nhánh: 16)

Ms Nguyễn Ngọc Trâm

Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam

tram.nguyen@mft.net.nz

Điện thoại: (04) 3824-1481 (Nhánh: 221)

 

THÔNG TIN DÀNH CHO BÁO CHÍ

Tọa đàm và Lễ phát động chương trình

Song hành vì bình đẳng giới

 

Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2016 - Hôm nay, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp cùng ĐSQ New Zealand, cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi tìm kiếm sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới” tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng chiến dịch 16 Ngày Hành động Xóa bỏ Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Bình đẳng giới. Ông Robbie Taylor, Phó Đại sứ New Zealand tại Việt Nam; bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA và ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đã tham dự tọa đàm và phát biểu khai mạc.

Theo công bố của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), một phần ba số phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới là nạn nhân của bạo lực giới, hàng ngày số phụ nữ tử vong và bị thương trong các vụ bạo lực giới nhiều hơn số nạn nhân nữ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ung thư, chiến tranh và tai nạn giao thông cộng lại (UN Women Fact Sheet). Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Tổng Cục thống kê (2010) cho biết, 58% phụ nữ đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình. Ngoài ra, 87% phụ nữ từ 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng; 67% người chứng kiến đã không có hành động gì. (AAV, 2014) Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do bất bình đẳng giới và những quan niệm mang nặng định kiến về vai trò, vị trí của nam giới và phụ nữ trong xã hội.

Bên cạnh đó, những rào cản đối với việc đảm bảo quyền lợi và bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang tồn tại. Về khía cạnh bất bình đẳng trong lao động, học tập và việc nhà, báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu (World Economic Forum - 2016) cũng đưa ra các con số đáng báo động: trên toàn thế giới, thu nhập trung bình của nữ chỉ bằng một nửa so với nam giới, 11,000 đô la Mỹ/năm của nữ so với 20,000 đô la Mỹ/ năm của nam; 44% phụ nữ trên Thế giới không có việc làm trong khi con số này ở nam giới chỉ là 18%; trung bình một ngày phụ nữ làm việc nhà 4 tiếng 47 phút, trong khi đó đàn ông chỉ dành 1 tiếng 30 phút cho các công việc không được trả công; và mặc dù tỉ lệ nhập học của hai giới đã được cải thiện, chỉ có 36% phụ nữ trên Thế giới giữ các vị trí từ cấp lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực giới ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng những năm gần đây. Một phương thức hiệu quả trong ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, xóa bỏ những định kiến giới chính là truyền thông. Trong quá trình ấy, các cơ quan báo chí, truyền thông, các diễn đàn mạng xã hội của cộng đồng đã luôn đóng vai trò quan trọng với sự bền bỉ và những nỗ lực không ngừng.

Để khuyến khích nhà báo và cộng đồng tích cực viết bài xóa bỏ những định kiến về giới, đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Lễ Phát động chương trình “Song hành vì Bình đẳng giới” đã công bố rộng rãi về cuộc thi đến với đông đảo nhà báo, người làm truyền thông, sinh viên và cộng đồng. Cuộc thi có hai hợp phần: Hợp phần một dành cho nhà báo với các bài viết, sản phẩm trên báo chí, truyền hình, phát thanh chính thống đã được đăng tải từ 31/5/2016 – đến 31/12/2016. Hợp phần hai dành cho thanh niên và người dân cộng đồng với các bài viết trên mạng xã hội được đăng tải từ 15/11/2016 đến 31/12/2016. Thời gian nhận bài tham dự Cuộc thi trong ba tuần, từ 7/12/2016 đến 31/12/2016. 5 giải thưởng dành cho các nhà báo và 4 giải thưởng dành cho thanh niên và cộng đồng có giá trị sẽ được trao cho các tác phẩm xuất sắc nhất.

Ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đã chào mừng cuộc thi và nhấn mạnh “Phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong lịch sử. Trong bất cứ thời đại nào, phụ nữ cũng có những đóng góp phi thường cho sự phát triển, ổn định của quốc gia và xã hội”. Ông Minh khẳng định cuộc thi là cơ hội để trường thể hiện sự cam kết với sự nghiệp bình đẳng giới, và phòng chống bạo lực với phụ nữ. Trường ĐH KHXH&NV cam kết đồng hành cùng cuộc thi, truyền tải các thông điệp tích cực từ cuộc thi và kêu gọi đông đảo sinh viên tham gia sáng tác các sản phẩm truyền thông cho cuộc thi.

Ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Robbie Taylor, Phó đại sứ ĐSQ New Zealand tại Hà Nội đã có bài phát biểu ý nghĩa bằng tiếng Việt. Mở đầu bài phát biểu, ông đọc bài thơ “Bánh Trôi Nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. “Tôi tự hỏi tại sao bài thơ luôn gợi cho tôi suy nghĩ người phụ nữ Việt Nam luôn phải cam chịu, luôn phải hy sinh? Trong khi đó, người phụ nữ xứng đáng được tôn trọng, được yêu thương.

Khi tôi xem tivi, tôi vẫn thấy những quảng cáo có việc nấu ăn, dọn dẹp luôn gắn liền với người phụ nữ. Tại sao lại như vậy? Việc nhà là việc chung. Nếu vợ tôi nấu cơm thì tôi nhặt rau. Nếu cô ấy nấu cơm thì tôi dọn nhà.

Tôi cũng nhận ra rằng báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ những định kiến về giới. Cùng với nhà báo, những người trẻ tuổi như các bạn sinh viên ngày hôm nay, cũng có thể dùng mạng xã hội, blogs để chung tay xóa bỏ những định kiến về giới, để tỏ lòng yêu thương tôn trọng với mẹ, với vợ, với chị em gái và những người bạn của chúng ta.”

Ông Robbie Taylor, Phó đại sứ ĐSQ New Zealand tại Hà Nội

Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm CSAGA đã cập nhật tin tức mới nhất về vụ xâm hại tình dục trẻ em tại một đồn điền trồng cà phê sát biên giới Việt Nam – Campuchia. Câu chuyện gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em, bà Vân Anh nhấn mạnh: “Chỉ qua một đêm, video về bạo lực tình dục trẻ đã “gây bão” trên mạng xã hội, gây ra sự bất bình căm phẫn trong dư luận. Hiện những kẻ liên quan đến vụ việc đang bị truy tố và thủ phạm chính trong vụ bạo lực tình dục trẻ đang được lực lượng công an ráo riết truy lùng tại TP HCM. Điều này cho thấy sức mạnh lớn của mạng xã hội và truyền thông nói chung trong việc phát giác và tố cáo tội phạm, cũng như lên tiếng bảo vệ người bị bạo lực.”

Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm CSAGA

 

Bà Shoko, trưởng đại diện UN Women kêu gọi: “Hãy cho chúng tôi thấy những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn phản ánh quyền phụ nữ và việc trao quyền cho phụ nữ, cũng như về mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới.

Hãy thách thức chân dung của nam giới và nữ giới trên truyền thông. Hãy nghĩ về sự chấp nhận của khán giả, trong đó có nữ nạn nhân bị bạo lực và làm cách nào những câu chuyện của bạn có thể trao quyền cho họ. Hãy nghĩ về việc làm thế nào các câu chuyện của bạn đặt ra câu hỏi cho đông đảo khán giả về các khuôn mẫu giới và chuẩn mực giới.”

Bà Shoko Ishikawa, Trưởng Đại diện UN Women Việt Nam

Vui lòng xem trên website www.csaga.org.vn hoặc https://www.facebook.com/nzembassyvietnam để biết thêm thông tin.

Thông tin chi tiết về cuộc thi, vui lòng liên hệ:

Ms. Thu Loan

Trung tâm CSAGA

Laura.Nguyen@csaga.org.vn

Điện thoại: (04) 3754-0421 (Nhánh: 16)

Ms Nguyễn Ngọc Trâm

Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam

tram.nguyen@mft.net.nz

Điện thoại: (04) 3824-1481 (Nhánh: 221)