TIN TỨCSự kiện mới nhất

Thông báo về: Triễn lãm "Chiếc mặt nạ cuối cùng"

11/07/2013 04:36:52 274
Trong hầu hết các nền văn hóa, những chiếc mặt nạ luôn là những hình ảnh ẩn dụ đầy sức mạnh. Ở đâu và bao giờ cũng vậy, mặt nạ luôn mang tính văn hóa và tính biểu tượng sâu sắc.
Triển lãm
CHIẾC MẶT NẠ CUỐI CÙNG
Khai mạc: 6h tối ngày 19 tháng 3
Kết thúc: 6h tối ngày 26 tháng 3
Địa điểm: 45 Tràng Tiền, Hà Nội
Nhà tài trợ: Global Fund for Women
Nhà sản xuất: Ensemble Creatives
Nhiếp ảnh gia: Jamie Maxtone-Graham

Lời nhà sản xuất

Trong hầu hết các nền văn hóa, những chiếc mặt nạ luôn là những hình ảnh ẩn dụ đầy sức mạnh. Ở đâu và bao giờ cũng vậy, mặt nạ luôn mang tính văn hóa và tính biểu tượng sâu sắc. Một chiếc mặt nạ có thể thể hiện ấn tượng một gương mặt hoặc cũng giúp giấu đi những cảm xúc, ẩn đi cả một thế giới tinh thần bên trong. Nhờ những đặc tính như vậy, mặt nạ thường xuyên được sử dụng trong kịch nghệ và tại các lễ hội. Khoảng 6 tháng trước, trong một chuyến tham quan chuyện trò với CSAGA, tôi đã hỏi họ xem liệu rằng họ có muốn triển khai một dự án ảnh nghệ thuật để giúp đỡ các câu lạc bộ nạn nhân bạo lực gia đình hay không. Điểm đặc biệt là dự án này sẽ tập trung thể hiện hình ảnh các nữ nạn nhân đang làm mặt nạ của chính họ. Ngay lập tức, CSAGA đã cảm nhận được rằng những chiếc mặt nạ sẽ có một sức mạnh ẩn dụ ghê gớm, và rằng chúng có thể đem đến một nhận thức mới mẻ cho đông đảo công chúng Việt Nam.

Trong một thế giới được vận hành bởi nền kinh tế thị trường, các công ty quảng cáo luôn nhận được rất nhiều thông điệp về bạo lực giới. Cả chúng ta nữa, chúng ta hay nhìn thấy các áp phích về gương mặt một người phụ nữ bị đánh đến bầm dập mà riêng với tôi tôi thấy chúng có tác dụng gây sốc nhiều hơn là có thể thay đổi một cái gì đó. Giống như con trai làm ngọc từ một hạt cát chứa đầy đau đớn, những phụ nữ dũng cảm này đã biến những trải nghiệm bạo lực thành một cách biểu đạt nghệ thuật – đa tầng, phức hợp, cảm động, đôi lúc hài hước, có khi lại đau xót không thể cầm lòng, có thể tạo cảm hứng, cũng có đôi lúc sự khiêu khích toát lên. Không chỉ có một thông điệp mà là rất nhiều thông điệp được chuyển tải.

Tôi nghĩ một điều rất quan trọng đối với những triển lãm như thế này là chúng ta phải tìm ra cách để lồng ghép các điểm đến nghệ thuật tại các thành phố và thị xã trên toàn Việt Nam, và tất cả chúng ta đều chung vai sát cánh với công cuộc phát triển nghệ thuật đó. Chúng ta không thể ủy thác hoàn toàn nghệ thuật xã hội cho các thư viện hoặc phòng trưng bày của các tổ chức, mà thay vào đó, chúng ta nên tìm kiếm nhiều tầng lớp khán giả hơn để họ có thể trải nghiệm những vấn đề được khai thác. Trong dự án này, chúng tôi đã không ngừng đấu tranh để giúp đỡ những phụ nữ bị bạo lực tìm ra được giọng nói của họ thông qua quá trình làm mặt nạ, và cùng lúc, trao cho họ sự lựa chọn liệu rằng họ có muốn được giữ kín tên tuổi và chức danh hay không. Và thực tế là hầu hết trong số họ đều chọn được lộ diện, tôi tin, đó chính là một chỉ số cho thấy các tổ chức như CSAGA đã tiến bộ như thế nào trong việc tạo ra những thay đổi trong xã hội, những thay đổi về thái độ và hành vi đối với bạo lực giới. Chẳng còn im lặng, chịu đựng sự im lặng, chẳng còn vô hình, tất cả những phụ nữ này, dù có đối mặt với sự lộ diện hay không thì cũng đã quyết định họ sẽ chính là sự thay đổi mà họ muốn nhìn thấy trong xã hội, và làm thế nào để xã hội nhìn thấy họ.

Đây là dự án được tiến hành khá nhanh chóng với sự tham gia của một nhóm những người sáng tạo và tận tâm đến từ 4 quốc gia, cùng 24 phụ nữ Việt Nam – những nạn nhân của bạo lực giới, trong một khuôn khổ ngân sách khá nhỏ. Chúng tôi hy vọng triển lãm sẽ giúp bạn đạt được điều bạn trông đợi nếu bạn lắng nge, chơi đùa, cười, khóc và đồng thời đem mọi người sát lại gần nhau tại một nơi mà những người phụ nữ của chúng ta cảm thấy an toàn. An toàn để biểu lộ những gì thực sự là quan trọng với họ.

Tôi không phải là người Việt Nam, tôi không phải là một phụ nữ, và tôi chưa từng bị bạo lực trong đời. Nhưng tôi cũng có đôi mắt và tôi có thể nhìn thấy ánh sáng bừng lên trong tâm hồn những người phụ nữ này. Ánh sáng ấy dắt tôi đến một thế giới nhân tính hơn – một thế giới không còn bạo lực. Tôi hy vọng nó cũng sẽ dẫn dắt bạn như thế.

Paul Zetter - Thiết kế dự án, người hướng dẫn và nhà sản xuất.

Hà Nội, tháng 1 năm 2010