TIN TỨCSự kiện mới nhất

Thông báo mời tư vấn đánh giá dự án “Tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán lao động”

28/06/2013 10:21:48 253
Nhằm góp phần vào nỗ lực chung của Nhà nước, chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ và hỗ trợ những người đi xuất khẩu lao động, với sự tài trợ của Liên minh các tổ chức Liên Hiệp Quốc về phòng chống buôn bán người (UNIAP), CSAGA đã triển khai dự án: “Tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán lao động”.

 

1. Bối cảnh

Trong những năm gần đây, hoạt động XKLĐ của Việt Nam ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước. Đồng thời tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt

Tuy nhiên, xung quanh hoạt động XKLĐ đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động đang đang rơi vào tình cảnh tiền mất tật mang như bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bị lừa đảo… Những người lao động này hầu hết là những nông dân nghèo và họ đi xuất khẩu chủ yếu qua các công ty ma hoặc qua các công ty XKLĐ không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết.

Chính vì vậy, nhằm góp phần vào nỗ lực chung của Nhà nước, chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ và hỗ trợ những người đi xuất khẩu lao động, với sự tài trợ của Liên minh các tổ chức Liên Hiệp Quốc về phòng chống buôn bán người (UNIAP), CSAGA đã triển khai dự án: “Tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán lao động”.

Mục đích và mục tiêu của dự án:

Mục đích:

- Lao đông trở về từ nước ngoài được nhận hỗ trợ pháp lý phù hợp

Mục tiêu:
- Lao động trở về từ nước ngoài được nói lên các nhu cầu trợ giúp cấp bách
- Các lao động tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ pháp lý hiệu quả.
Thời gian thực hiện dự án:
- Từ tháng 5/2012 – tháng 8/2013

Địa bàn dự án:
- Tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên.

Đối tác:
- Sở Lao động Thương Binh và Xã hội
- Trung tâm Trợ giúp Pháp lý
Sau một năm thực hiện, dự án đã triển khai các hoạt động như:
- Khảo sát về thực trạng xuất khẩu lao động tại địa phương và tìm hiểu những nhu cầu cấp bách của lao động đã trở về từ nước ngoài
- Truyền thông: Tổ chức các chương trình truyền thông về di cư an toàn và phòng chống mua bán người tại 3 tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, xây dựng các sản phẩm truyền thông.
- Hỗ trợ pháp lý và theo kiện: Thực hiện hỗ trợ pháp lý, tư vấn lưu động cho những người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài tại 16 xã thuộc địa bàn dự án.

2. Mục đích của tư vấn:

Xem xét và đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả tác động của dự án đối với địa phương và nhóm đối tượng hưởng lợi và đưa ra khuyến nghị cho các hoạt động tiếp theo.

3. Kết quả và đầu ra mong đợi:
3.1 Kết quả mong đợi

  • Báo cáo đánh giá tất cả các hoạt động của dự án, từ việc lựa chọn địa bàn, đối tác, đối tượng, tiến hành khảo sát, truyền thông và dịch vụ hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lợi
  • Đề xuất/khuyến nghị về các hướng tiếp tục hỗ trợ cho những lao động có dấu hiệu bị buôn bán trước, trong và sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.

3.2 Đầu ra mong đợi:

  • Đề cương dự thảo báo cáo đánh giá gửi cho CSAGA sau khi thực địa.
  • 01 bản dự thảo báo cáo tối thiếu 20 trang bao gồm những nội dung mà đánh giá này cần đảm bảo (mục đích và nội dung đánh giá đã đề cập ở trên) được gửi tới cán bộ phụ trách dự án chậm nhất vào ngày 31/7/2013
  • 01 bản báo cáo hoàn thiện (cả tiếng Anh và tiếng Việt) sẽ được gửi tới cán bộ phụ trách dự án chậm nhất vào ngày 15/8/2013 sau khi nhận được phản hồi từ các bên liên quan.
  • Các phụ lục kèm theo báo cáo (nếu có)

4. Nhiệm vụ của tư vấn:

Tư vấn sẽ đóng vai trò trưởng nhóm trong suốt quá trình đánh giá từ bước xây dựng khung đánh giá, công cụ đánh giá, thực địa, xử lý dữ liệu và viết báo cáo. Cụ thể:

  • Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dự án này
  • Gửi bản đề xuất đánh giá bao gồm các nội dung như: Kế hoạch đánh giá, thời gian, kinh phí, phương pháp...
  • Phối hợp với cán bộ phụ trách của CSAGA trong việc xây dựng khung đánh và các công cụ đánh giá (bao gồm cả định lượng và định tính)
  • Điều hành nhóm đánh giá và tham gia đánh giá tại thực địa
  • Xử lý dữ liệu và viết báo cáo
  • Hoàn thiện báo cáo cuối cùng sau khi nhận được góp ý từ các bên liên quan.

5. Địa bàn đánh giá:
Huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên), huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).

6. Thời gian thực hiện đánh giá và hoàn thiện báo cáo: 2 tháng (từ 07/2013 đến 8/2013)

Thời gian làm việc của tư vấn bao gồm:

  • 5 ngày cho việc chuẩn bị khung đánh giá và xây dựng các công cụ đánh giá
  • 6 ngày cho việc thực địa
  • 10 ngày cho việc xử lý dữ liệu và viết báo cáo.

7. Yêu cầu đối với tư vấn:

  • Có kinh nghiệm làm việc/hoặc hiểu biết nhất định trong lĩnh vực phòng chống buôn bán người
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm đánh giá/nghiên cứu các dự án về vấn đề buôn bán người và/hoặc các chủ đề tương tự. Đã từng làm trưởng nhóm đánh giá, nghiên cứu.
  • Có khả năng trình bày, giao tiếp tốt
  • Kỹ năng phân tích và viết báo cáo
  • Có thể viết báo cáo bằng tiếng Anh.


Mời các chuyên gia tư vấn quan tâm đến đánh giá dự án này gửi CV và bản Đề xuất đánh giá về Ban quản lý dự án trước ngày 29/6/ 2013 theo địa chỉ:
Vũ Xuân Thái – Cán bộ dự án
Địa chỉ: Nhà A9, đường Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Email:
xuanthai@csaga.org.vn
Tel: 04.3754.0421 (máy lẻ 12)