THƯ VIỆN

$data->name

Tác động kinh tế xã hội của việc gia nhập WTO đến phụ nữ nông thôn Việt Nam (Nghiên cứu định tính ở Hải Dương và Đồng Tháp)

Mã sách: GEN - 186

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thuý, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser, April Phạm

Nguồn: ILSSA, UNIFEM và AusAID

Năm xuất bản: 2013

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Số trang:

Chủ đề: Giới

Giá: Miễn phí

File tài liệu chưa được tải lên !

TÓM TẮT NỘI DUNG:

"Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp định tính để tìm hiểu tác động của việc gia nhập WTO đến phụ nữ nông thôn. Nghiên cứu đã được thực hiện trong năm 2008- 2009 ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Hải Dưong. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các công cụ nghiên cứu định tính ở hai địa phương cụ thể, do vậy những kết quả nghiên cứu không đại diện cho cả nước Việt Nam và không thể đánh giá tổng thể những lợi ích và những bất lợi do việc gia nhập WTO mang lại. Mặc dù vậy, nghiên cứu này đã đưa ra nhiều phát hiện rất thú vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội việc làm mới cho phụ nữ nông thôn, đặc biệt là những việc làm sử dụng nhiều lao động phổ thông (lao động chưa qua đào tạo), việc làm trong các ngành kinh doanh- dịch vu quy mô nhỏ. Các cơ hội việc làm mới này có thể đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn của phụ nữ do làm gia tăng cơ hội việc làm mới với thu nhập cao hơn, đặc biệt khi so sánh với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống. Mặc dù có thể nhận thấy những tiến bộ về phân công lao động theo giới và người phụ nữ đã có vai trò lớn hơn trong việc ra quyết định những khi thực hiện vai trò kép khiến phụ nữ quá tải trong công việc khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Một số phát hiện cụ thể của nghiên cứu như sau: 1. Có nhiều cơ hội làm việc mới cho phụ nữ nông thôn (như trong các khu công nghiệp mới hay lĩnh vực dịch vụ và buôn bán). 2. Phụ nữ nông thôn thiếu khả năng tiếp cận việc làm có kỹ năng và có chất lượng: Hầu hết nhữung công việc họ làm là lao động chân tay, không đòi hỏi kỹ năng, lương thấp, phúc lợi ít... 3. Phụ nữ di cư thường có điều kiện sống tồi tàn và có nguy cơ bị bóc lột cao. 4. Các nhóm phụ nữ yếu thế trở nên yếu thế hơn. 5. Thay đổi về bình đẳng giới trong gia đình. Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị trong những lĩnh vực, họat động cụ thể. Ví dụ: - Khuyến nghị lồng ghép giới vào chính sách, các Kế hoạch và Chương trình mục tiêu quốc gia. - Các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức. - Các khuyến nghị cho các họat động can thiệp của các Chương trình. - Các khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo. "

SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ
CHIA SẺ

PERSONAL INFORMATION