TIN TỨCTuyển dụng

CSAGA tìm kiếm chuyên gia/nhóm chuyên gia đánh giá tác động dự án

07/11/2022 05:07:54 111

NHIỆM VỤ THAM CHIẾU

Dự án: “Chấm dứt tình trạng quấy rối và bạo lực tình dục với phụ nữ và người nữ yêu nữ

Tên gói thầu: Đánh giá tác động dự án

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Tổ chức Bánh mì cho Thế giới đang tìm kiếm chuyên gia thực hiện đánh giá độc lập chất lượng hoạt động dự án “Chấm dứt tình trạng quấy rối và bạo lực tình dục với phụ nữ và người nữ yêu nữ

I. Mô tả tóm tắt dự án và mục đích của đánh giá

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) là một tổ chức phi chinh phủ, phi lợi nhuận Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với cộng đồng song tính, đồng tính và chuyển giới (LGBT) và với thanh niên tại các trường đại học tại Việt Nam, trong các hoạt động can thiệp, CSAGA luôn tìm kiếm cách tiếp cận sáng tạo và thiết thực để bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện quyền của cộng đồng này tại Việt Nam.

Dự án Chấm dứt tình trạng quấy rối và bạo lực tình dục với phụ nữ và người nữ yêu nữ là dự án được hỗ trợ của tổ chức Bánh Mỳ cho thế giới và thực hiện trong thời gian 03 năm (từ 1/7/2020 đến 30/6/2023). Dự án được triển khai tại 3 trường Đại học tại Hà Nội (Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách Khoa, Học viện Báo chí và tuyên truyền) và 2 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh); các nhóm nữ yêu nữ tại 9 tỉnh thành trên toàn quốc.

Dự án hướng đến 3 mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Phụ nữ và cộng đồng nữ yêu nữ được bảo vệ khỏi quấy rối/bạo lực tình dục.

Chỉ số đánh giá kết quả cho mục tiêu 1

  • Đến cuối dự án, ít nhất 1.500 nạn nhân bị quấy rối/bạo lực tình dục nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng trong khu vực dự án.

Mục tiêu 2: Xây dựng trường học an toàn không có xâm hại/bạo lực tình dục cho sinh viên (đặc biệt sinh viên nữ và cộng đồng nữ yêu nữ).

Chỉ số đánh giá kết quả cho mục tiêu 2

  • Đến cuối dự án, số lượng sinh viên hài lòng với thông tin quấy rối/bạo lực tình dục và các dịch vụ hỗ trợ do trường đại học của họ cung cấp tăng 30%.
  • Đến cuối dự án, số học sinh nam phản ứng chống lại các hành vi QRTD/BLTD tăng lên gấp đôi.

Mục tiêu 3: Khuôn khổ chính sách về phòng chống quấy rối/bạo lực tình dục đối với phụ nữ và cộng đồng nữ yêu nữ được cải thiện.

Chỉ số đánh giá kết quả cho mục tiêu 3

  • Đến cuối dự án, ít nhất 2 khuyến nghị chính sách về chủ đề QRTD/BLTD đối với phụ nữ và cộng đồng người nữ yêu nữ được thảo luận với các nhà hoạch định chính sách.

Nhằm đánh giá hiệu quả và các mục tiêu của dự án, Ban quản lý dự án mong muốn tìm kiếm nhóm đánh giá độc lập dự án. Kết quả của đánh giá sẽ cung cấp cái nhìn khách quan, tổng thể về tác động mà dự án mang lại cho các đối tượng đích, đồng thời chỉ ra các khoảng trống cũng như vấn đề còn tồn tại nhằm định hướng cho bước phát triển tiếp theo của dự án.

II. Nội dung công việc, thời gian, địa điểm, phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật:

  1. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:

1.1 Đánh giá tính phù hợp của dự án, đối với:

  • Các hoạt động, cách tiếp cận và triển khai hợp phần với nhóm Nữ yêu nữ của dự án (truyền thông, mô hình địa chỉ an toàn…)
  • Các hoạt động, cách tiếp cận và triển khai hợp phần tại 5 trường đại học của dự án (mô hình CLB nam giới, cách thức làm việc với sinh viên và thày cô giáo, cán bộ công nhân viên tại 5 trường…)
  • Các hoạt động và các mục tiêu mà dự án đề ra có phù hợp với nhu cầu của các đối tượng hưởng lợi của dự án cũng như định hướng chính sách ở cấp quốc gia/khu vực không?.

     1.2. Đánh giá tính hiệu quả của dự án

  • Các mục tiêu của dự án có đạt được không? Kết quả của dự án có đáp ứng được nhu cầu của đối tượng hưởng lợi?
  • Hiệu quả trong việc phối hợp giữa các bên liên quan trong lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án?
  • Những yếu tố bên trong/bên ngoài nào ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và những khắc phục đã thực hiện? Những khuyến nghị cộng thêm từ phía tư vấn?

     1.3. Đánh giá tính hiệu suất/năng suất của dự án

  • Các mục tiêu đạt được của dự án có khả thi với các chi phí/nguồn lực đã bỏ ra không? Đánh giá, đo lường mức độ của các nguồn lực được triển khai so với các kết quả và hiệu quả đã đạt được.
  • Đánh giá quy trình/hệ thống M&E của dự án

     1.4. Đánh giá tác động của dự án

  • Đánh giá các thay đổi của chính sách pháp luật, các hoạt động ngăn ngừa và ứng phó với quấy rối tình dục và bạo lực tình dục tại các trường đại học và tại các nhóm Nữ yêu nữ trước và sau khi thực hiện dự án.
  • Đánh giá thay đổi về hiểu biết, kiến thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với các thông tin/dịch vụ hỗ trợ các vụ việc về quấy rối/bạo lực tình dục tại nhà trường, bao gồm cả các thay đổi tích cực và tiêu cực
  • Đánh giá thay đổi về hiểu biết, kiến thức, thái độ, hành vi của sinh viên và cán bộ công nhân viên chức tại các trường và các nhóm Nữ yêu nữ trong khuôn khổ dự án, bao gồm cả các thay đổi tích cực và tiêu cực

1.5. Đánh giá tính bền vững của các hoạt động và kết quả của dự án

  • Tính phù hợp và khả năng áp dụng của của các mô hình địa chỉ an toàn, mô hình trường học an toàn và mô hình CLB nam giới.
  • Những mô hình nào của dự án có tính khả thi cao trong việc áp dụng về sau? Có thể áp dụng cho địa phương, trường đại học khác? Vì sao?
  1. Thời gian và địa bàn nghiên cứu
  • Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2022 – 10/02/2023
  • Địa bàn nghiên cứu:
  • 9 tỉnh nơi có các nhóm Nữ yêu nữ: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nam Định, Thanh Hoá, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đà Nẵng.
  • 05 trường đại học trong khuôn khổ dự án: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Báo Chí và Tuyên truyền, Đại học Y Hà Nội, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP.HCM.
  1. Nhiệm vụ của nhóm đánh giá

TT

Nội dung công việc

Kết quả dự kiến

1

Xây dựng đề xuất kỹ thuật của đánh giá

Khung đánh giá được hoàn thiện

2

Xây dựng và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ khảo sát cho từng nhóm đối tượng và hướng dẫn sử dụng công cụ khảo sát cho từng nhóm đối tượng.

3

Đi thực địa thu thập thông tin

Thông tin được thu thập tại 9 tỉnh và 5 trường Đại học tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (có thể tính toán để thu thập thông tin trực tiếp hoặc qua kênh online)

5

Phân tích số liệu thu thập được

Số liệu được phân tích và số liệu thô.

6

Viết báo cáo bằng tiếng Việt

Bản báo cáo được hoàn thiện đảm bảo mục tiêu và nội dung của nghiên cứu.

7

Lấy ý kiến đóng góp

Bản thảo báo cáo được chia sẻ với các bên liên quan để lấy ý kiến đóng góp

8

Hoàn thiện báo cáo tiếng Việt và Anh

Báo cáo được hoàn thiện, nộp và trình bày cho CSAGA

III. Yêu cầu về chuyên gia:

Ứng viên đạt yêu cầu dự tuyển tối thiểu có bằng thạc sĩ và có kinh nghiệm/chuyên môn đánh giá dự án, có kiến thức chuyên môn về Giới và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển, làm việc với cộng đồng LGBTQ. Có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.

IV. Thủ tục chọn thầu:

Do đây là gói thầu tuyển dụng đánh giá độc lập nên chuyên gia /ứng viên có số điểm cao nhất sẽ được lựa chọn để thảo luận chi tiết và thương thảo tài chính với CSAGA và Ban quản lý dự án.

Dự kiến các mốc thời gian làm việc giữa chuyên gia và CSAGA như sau:

#

Nội dung

Thời gian

1

Thời hạn nộp thầu

Từ 31/10 đến 25/11/2022

2

Đánh giá và lựa chọn gói thầu

Từ ngày 28/11 đến 01/12/2022

3

Thông báo kết quả

Ngày 5/12/2022

4

Kick off and Clarification meeting

Ngày 7/12/2022

5

Thực hiện nghiên cứu, đánh giá và xử lý số liệu

Từ ngày 19/12/2022 đến 20/01/2023

6

Nộp báo cáo bản tiếng Việt (dự thảo lần thứ nhất)

Ngày 30/01/2023

7

Họp góp ý và lấy ý kiến của các bên liên quan

Từ ngày 31/1/2023 đến 3/2/2023

8

Hoàn thiện báo cáo

10/2/2023

Những ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ năng lực, kế hoạch khảo sát và ngân sách đề xuất trên cơ sở nhiệm vụ tham chiếu về địa chỉ sau:

Nguyễn Lam Phương – Cán bộ dự án CSAGA

Địa chỉ: Nhà 35 ngõ 66 Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: lamphuongnguyen@csaga.org.vn

Tel: 024.3754.0421 (máy lẻ 21)