TIN TỨCTin CSAGA
Buôn bán người và tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền: Giới trong dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng qua mô hình nhà tạm lánh
Giới thiệu chung
Buôn bán người được coi là một dạng nô lệ hiện đại thời hiện đại và ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu (UNODC 2009). Mặc dù nạn nhân của nạn buôn bán người có thể là bất kỳ ai, một thực tế là phụ nữ và trẻ em gái luôn chiếm đa số, bị buôn bán với mục đích bóc lột lao động và tình dich, mà qua đó quyền của họ bị vi phạm nghiêm trọng. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi nghiên cứu về buôn bán người: Tại sao phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng chính hoặc có nguy cơ cao của nạn buôn bán? Các yếu tố nhạy cảm giới nào có thể dẫn đến khả năng phụ nữ trẻ em dễ bị tổn thương bởi nạn buôn bán, và tái hoà nhập cho nạn nhân bị buôn bán đóng vai trò như thế nào trong phòng ngừa buôn bán người? Loại hình dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập nào sẽ đáp ứng quyền con người của phụ nữ, qua đó trao quyền cho phụ nữ dễ bị tổn thương.
Trên phương pháp tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các khía cạnh giới trong vấn đề buôn bán người thông qua xem xét các yếu tố giới trong mối liên hệ “ cung –cầu” của nạn buôn người. Nghiên cứu cũng sẽ đi sâu tìm hiểu khía cạnh giới trong quá trình tái hòa nhập cho nạn nhân thông qua mô hình nhà tạm lánh - Ngôi nhà bình yên tại Việt Nam (the Peace House).
Buôn bán người và cách tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền
Phần đầu tiên của bài viết sẽ giới thiệu ngắn gọn khái niệm về nạn buôn người và cách tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền.
Buôn bán người được định nghĩa là: "tuyển dụng, vận chuyển, chuyển nhượng, chứa chấp hoặc nhận một người, bằng cách đe doạ hoặc sử dụng vũ lực hoặc các hình thức cưỡng ép khác, bắt cóc, gian lận, lừa dối, lạm dụng quyền lực hoặc vị trí dễ bị tổn thương, hoặc cho nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát một người khác, vì mục đích bóc lột "(UN 2000). Buôn bán người hiện nay gắn nhiều với dòng lao động di cư và chủ yếu xảy ra trong quá trình di cư bằng cách tận dụng tính dễ bị tổn thương trong quá trình di của của những người bị buôn bán. Buôn bán người được thực hiện vì nhiều mục đích khác nhau, trong đó buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục coi là chiếm ưu thế nhất đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Cách tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền được đưa ra dựa trên các khái niệm về cách tiếp cận trên quyền, trong đó nêu rõ "tầm nhìn và thực tiễn phát triển cần đảm bảo những quyền cơ bản của con người về xã hội, kinh tế và chính trị nhằm mở rộng các cơ hội lựa chọn, tôn trọng nhân phẩm, nâng cao quyền năng phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ "(Jean D'Cunha, nd). Cách tiếp cận này chứa đựng nhiều nhiều thành tố cơ bản bao gồm: tính phổ cập, tính bất khả xâm phạm, sự không chia cắt và phụ thuộc lẫn nhau của các quyền; không phân biệt đối xử, bình đẳng và công bằng; chú ý đến các nhóm dễ bị tổn thương; công nhận và đảm bảo quyền riêng tư đặc trưng của phụ nữ; công nhận và đảm bảo các quyền đặc biệt của trẻ em vì lợi ích tốt nhất của họ; và quyền được trao quyền. Cách tiếp cận này công nhận quyền con người là phổ quát và áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người và mọi người đều có quyền hưởng thụ quyền này. Cách tiếp cận này cũng nhấn mạnh rằng cần có ưu tiên dành cho những người đặc biệt dễ bị tổn thương và có khả năng không thể thực hiện quyền, đồng thời cần trao quyền cho họ.
Từ khái niệm tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền, người ta thừa nhận rằng phụ nữ và trẻ em gái có quyền bình đẳng và họ cần được hưởng tất cả các quyền con người. Bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái hiện nay được coi là những sự từ chối cơ bản của quyền con người. Buôn người với mục đích bóc lột đã xâm phạm nghiêm trọng quyền của họ, quyền sống độc lập, tự do không bị bạo lực và bóc lột.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ xem xét các khía cạnh giới liên quan đến nạn buôn người để tìm tìm giải đáp câu hỏi: Tại sao phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân chính của buôn bán người?
Các khía cạnh nhạy cảm giới trong mối liên hệ với buôn bán người
Mặc dù yếu tố giới có thể tìm thấy trong toàn bộ quy trình buôn bán người (theo định nghĩa buôn bán người ở trên), bài viết này chủ yếu tập trung tìm hiểu các yếu tố giới liên quan đến nguồn “cung- cầu” và yếu tố giới liên quan đến quá trình tái hòa nhập của nạn nhân bị buôn bán trở về. Tìm hiểu nguồn “cung và cầu” của nạn buôn bán người sẽ giúp nhận diện rõ nét hơn liệu những khác biệt về giới, phân biệt đối xử văn hóa xã hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng thế nào đến việc tăng nạn buôn bán người.
Về phía nguồn cung của nạn buôn bán người: Yếu tố nào đã dẫn đến sư gia tăng nguồn cung của nạn buôn bán người có liên quan đến yếu tố giới? Quá toàn cầu hoá nhanh chóng làm tăng nguy cơ và khoảng cách của bất bình đẳng giới trong mối liên hệ với đói nghèo của phụ nữ và trẻ em. Dưới khung lý thuyết phát triển “tân chủ nghĩa tự do – neoliberalism” của toàn cầu hóa, các quốc gia phát triển đã đưa ra các yêu cầu về chương trình điều chỉnh cơ cấu (Structure adjustment), qua đó buộc các chính phủ phải giảm bớt khu vực công – vốn là khu vực tập trung đông nhất lao động nữ tại các nước đang phát triển để nhận lại các điều kiện hỗ trợ. Điều này dẫn đến hạn chế về cơ hội việc làm cho tất cả, đặc biệt là cơ hội việc làm của phụ nữ. Khi các khu vực công bị giảm, nữ nhân viên thường là nạn nhân đầu tiên bị thất nghiệp, trong khi người thân trong gia đình bị mất việc làm cũng ảnh hưởng đến đời sống của phụ nữ. Bên cạnh đó, gia công tại các thị trường sản xuất rẻ cần nhiều lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển đã tạo ra sự gia tăng các khu vực sản xuất và dịch vụ thâm dụng lao động không chính thức. Những khu vực phi chính thức này thường không an toàn, điều kiện lao động thấp nhưng lại có nhu cầu cao về sử dụng lao động nữ, gây áp lực về di cư và buôn bán người. Chẳng hạn, việc mở cửa biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng ở khu vực lưu vực sông Mê Công làm tăng nhu cầu cung và các nguồn di cư đi đôi với gia tăng nguy cơ buôn bán người. Nhiều nữ công nhân nhập cư trở thành nạn nhân của sự bóc lột lao động bởi vì họ buộc phải làm thêm giờ mà không trả lương hoặc trả lương thấp trong điều kiện lao động tồi tệ. Như vậy, toàn cầu hóa thúc đẩy di cư và lao động giá rẻ với nhu cầu sử dụng lao động nữ ở các ngành nghề không chính thức đã làm trầm trọng thêm nguy cơ buôn bán người đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Mặt khác, nạn buôn người nhắm vào phụ nữ trên cơ sở lợi dụng sự bất bình đẳng giới, các thực hành tập quán văn hoá mang tính phân biệt, bạo lực trong gia đình và cộng đồng. Trong xã hội văn hóa phụ hệ, phụ nữ và trẻ em gái bị gạt ra ngoài lề xã hội nhiều hơn nam giới và trẻ em trai, trong khi đó, trẻ em gái có thể phải bỏ học và phụ giúp các công việc gia đình. Nhiều phụ nữ trẻ dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị buôn bán không chỉ vì họ thiếu cơ hội kinh tế, mà còn vì họ muốn thoát khỏi gánh nặng công việc nội trợ, kỳ vọng chăm sóc gia đình, bất bình đẳng giới, bạo lực, lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp và tảo hôn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp buôn bán người ở Việt Nam cho thấy, nhiều phụ nữ, trẻ em gái với mong muốn thoát khỏi những trách nhiệm giới trên, sau đó đã bị buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục, mặc dù lúc đầu họ đi lao động hoặc kết hôn tự nguyện với người nước ngoài. (BaoMoi 2011)
Dưới góc độ “cầu của buôn bán người”: Toàn cầu hoá đã làm thay đổi phần lớn cơ cấu khu vực kinh tế và phân công thị trường lao động quốc tế. Phụ nữ di cư đi tìm việc làm đi đôi với nạn buôn bán người ngày một tăng dựa trên tính dễ tổn thương của di cư để đáp ưng nhu cầu lao động của các thị trường giá rẻ. Điều này thể hiện trên các khía cạnh: Thứ nhất, sự xuất hiện của sản xuất định hướng xuất khẩu theo hướng sử dụng nhiều lao động, hiệu quả chi phí, hợp đồng phụ, sản xuất linh hoạt trong khu vực phi chính thức đã và đang thu hút nhiều lao động nữ. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của một số khu vực kinh tế phi chính thức với nhu cầu sử dụng nhiều lao động nữ phân loại dựa trên các đặc thù nghề nghiệp. Phụ nữ được ưa thích trong các lĩnh vực phi chính thức, các ngành dịch vụ vì họ được xem là dễ phục tùng, phù hợp với các công việc lặp đi lặp lại đơn giản, linh hoạt, với điều kiện làm việc nghèo nàn. Thứ hai, sự gia tăng dân số già ở các nhóm dân số Tây phương đòi hỏi nhiều lao động giá rẻ cũng như người chăm sóc tại nhà từ nguồn lao động ở các nước nghèo, đang phát triển. Nhiều phụ nữ từ các nước nghèo di cư sang làm việc trong các lĩnh vực như vậy.
Một lĩnh vực khác, nơi khuôn mẫu giới đã tạo ra nhu cầu của lao động nữ là ngành công nghiệp tình dục. Phụ nữ mại dâm bị coi như hàng hóa để phục vụ nhu cầu tình dục của nam giới. Phần lớn những người hành nghề mại dâm trong ngành công nghiệp tình dục là phụ nữ và trẻ em gái. Tại Việt Nam, số liệu thống kê trên toàn quốc trong 10 năm qua cho thấy phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán vì mục đích bóc lột lao động, tình dục và kết hôn gia tăng trong toàn khu vực Châu Á cũng như trên toàn cầu (MOLISA 2012). Nhu cầu ngày càng tăng về mua bán dâm không chỉ làm tăng tính di động của các luồng di cư mà còn gia tăng nạn buôn bán người.
Thêm vào đó, những khác biệt về thực hành văn hóa xã hội, định kiến và khuôn mẫu giới ở các xã hội khác nhau cũng góp phần làm tăng nhu cầu về buôn bán người. Thị trường hôn nhân và buôn bán cô dâu ngày càng gia tăng có thể coi là một ví dụ về hậu quả của sự phân biệt đối xử giới cũng như những khác biệt về văn hóa, mong đợi xã hội. Điều này có thể tìm thấy thông qua ví dụ điển hình về thị trường hôn nhân giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự chênh lệch về giới tính với tư tưởng trọng nam của văn hóa Trung Quốc đã dẫn đến sự dư thừa nam giới và thiếut hụt phụ nữ, làm gia tăng nhu cầu cô dâu từ các nước láng giềng như Việt Nam. Mặt khác, áp lực xã hội và trách nhiệm gia đình trong một môi trường văn hóa còn nặng tính gia trưởng như Việt Nam đã buộc nhiều phụ nữ phải di cư để tìm việc việc làm hoặc kết hôn với người nước ngoài. Do đó, sự phát triển mạnh mẽ thị trường hôn nhân Trung Quốc với nhiều hình thức môi giới kết trá hình đã dẫn đến sự gia tăng của buôn bán người.
Dựa trên sự sẵn có của ‘nguồn cung và cầu” như đã phân tích ở trên, kẻ buôn người đã tận dụng yếu tố giới dễ tổn thương để kết nối hai nguồn “ cung cầu với nhau” . Những kẻ buôn bán người hướng tới đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái vì họ vì phụ nữ được coi là an toàn hơn, dễ bị kiểm soát và quản lý. Ở Việt Nam, với sự hấp dẫn của một cuộc sống khi di cư ra nước ngoài, nhiều phụ nữ đã bị lừa bán thông qua các cuộc hôn nhân giả mại, sau đó bị bóc lột lao động cưỡng bức hoặc bị ép buộc hoạt động mại dâm. (The Asian Foundation 2005).
Trong quá trình hồi hương và tái hòa nhập:Có nhiều yếu tố giới được thể hiện trong quá trình này. Trước hết, nạn nhân bị buôn bán trở về thường trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng cả về thể chất, tinh thần bởi phần lớn trong số họ đều bị buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục. Thứ hai, họ thường phải đối diện với những kỳ thị của xã hộ và những khó khăn về kinh tế. Những nạn nhân là phụ nữ trẻ khi trở về thường bị nhấn mạnh đến yếu tố “phục hồi nhân phẩm” và nghi ngờ nhiễm HIV cũng như gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Trong khi đó nạn nhân là nam giới sẽ không phải chịu đựng những áp lực và tổn thương tương tự cũng như những định kiến giới. Bên cạnh đó, khi phụ nữ bị buôn bán thì con cái họ cũng phải chịu đựng những tổn thất lớn về tinh thần, phải bỏ học, hoặc thậm chí bị lạm dụngdụng chất kích thích hoặc rượu. Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán cũng phải đối diện với thực tế là hôn nhân không bền vững, buộc phải li dị hoặc bị bạo lực gia đình, vốn là hậu quả của việc xa cách một dài trong thời gian bị buôn bán. Họ cũng phải đối diện với thực tế là thiếu các cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh tế xã hội trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cũng như không có quyền kiểm soát thu nhập của mình. Chính điều này đã tiếp tục củng cố sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới, làm tăng nguy cơ bất bình đẳng và bạo lực, dẫn đến khả năng họ bị buôn bán trở lại. Nếu không có một dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập phù hợp, những phụ nữ bị buôn bán trở về càng dễ bị tổn thương và nguy cơ bị bạo lực. Tuy vậy, những dịch vụ không toàn diện, thiếu yếu tố nhạy cảm giới trong quá trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cũng sẽ làm tăng thêm tính tổn thương đối với phụ nữ bị buôn bán.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ tìm hiểu mô hình nhà tạm lánh ( Peace House Shelter) đối với nạn nhân bị buôn bán qua đó xem xét liệu dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập dưới góc độ nhạy cảm giới dựa trên quyền con người đã được thể hiện như thế nào.
Nhà tạm lánh cho nạn nhân bị buôn bán trở về tại Hà Nội
Phần này của bài viết giới thiệu các loại hình dịch vụ được cung cấp tại mô hình nhà tạm lánh để tìm hiểu xem liệu cách thức tiếp cận của mô hình đã thể hiện được yếu tố nhạy cảm giới dựa trên quyền trong quá trình tái hòa nhập cho nạn nhân. Thông qua việc giới thiệu tóm tắt khái niệm về hỗ trợ tái hòa nhập và dịch vụ trợ giúp của nhà tạm lánh, bài viết sẽ phân tích cách tiếp cận về mô hình trợ giúp của Hội LHPN trong cung cấp dịch vụ nhà tạm lánh, đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của mô hình này.
Khái niệm về dịch vụ trợ giúp tái hòa nhập do Quỹ Châu Á (Asian Foundation) đưa ra: “Là việc cung cấp một chương trình tổng thể để giúp nạn nhân bị buôn bán được tái hòa nhập vào đời sống xã hội, thông qua các hoạt động giảm kỳ thị, dạy nghề, hỗ trợ pháp lý, chăm sóc sức khỏe và thông qua việc phối hợp với các cơ quan phi chính phủ cung cấp các chăm sóc về xã hội, y tế, tâm lý đối với nạn nhân”. (Foundation 2005).
Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng nhà tạm lánh (2007), Ngôi nhà Bình Yên, nhằm hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị buôn bán qua biên giới trở về. Nhà tạm lánh là một phần trong nỗ lực bền bỉ của Hội LHPN Việt Nam trong phòng ngừa buôn bán người, thông qua cung cấp gói dịch vụ toàn diện về phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân, bao gồm: (1)chỗ ở an toàn, thực phẩm, (2) chăm sóc y tế ban đầu, (3) tư vấn hỗ trợ tâm lý, (4) trợ giúp pháp lý, (5) học văn hóa, kỹ năng sống, học nghề và hỗ trợ sau tái hòa nhập.
Các hợp phần dịch vụ được cung cấp bởi nhà tạm lánh trình bày dưới đây thể hiện cách mà mô hình được thiết kế nhằm đáp ứng những quyền con người cơ bản của phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán.
Cung cấp dịch vụ chỗ ở an toàn và thức ăn: Nhà tạm lánh cung cấp chỗ ở và thức ăn ngày 3 bứa cho cán nạn nhân hiện cư trú tại đây trong thời gian tối đa 24 tháng. Chỗ ở an toàn là yêu cầu tối quan trọng đối với nạn nhân bị buôn bán, tránh các nguy cơ mà kẻ buôn người có thể tìm đến để ngăn chặn việc các nạn nhân bị khai báo hoặc tiếp tục lôi kéo dụ dỗ. Chỗ ở an toàn cũng giúp cho các nạn nhân cảm thấy an tâm và tránh khỏi cảm giác lo lắng bị kỳ thị từ phía cộng đồng. Các nạn nhân sống tại nhà tạm lánh được cung cấp đầy đủ các điều kiện sinh hoạt trong một môi trường thân thiện nơi mà họ sống cùng những người có hoàn cảnh tương tự. Việc được ở lại trong nhà tạm lánh giúp những nạn nhân này được nghỉ ngơi, chỉa sẻ với những người xung quanh để giảm bớt sự cô đơn, tiêu cực, thông qua đó họ từng bước lấy lại sự tự tin, bớt mặc cảm.
Chăm sóc sức khỏe: Chăm sóc sức khỏe là một trong những yêu cầu cấp thiết khi nạn nhân mới trở về và đến nhà tạm lánh vì phần lớn các nạn nhân thường bị bóc lột và xâm hại trong thời gian dài bị buôn bán. Họ có nguy cơ cao về các bệnh lây nhiềm, HIV/AIDS, sức khỏe tình dục. Một số nạn nhân mặc dù không bị buôn bán vì mục đích mại dâm, nhưng họ vẫn phải thực hiện các hoạt động tình dục trong môi trường không an toàn. Chính vì vậy, cung cấp kịp thời các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong những yêu cầu quan trọng và là yếu tố then chốt trong giai đoạn hỗ trợ phục hồi cho nạn nhân.
Hỗ trợ tâm lý: Hỗ trợ phục hồi tâm lý được ghi nhận là hợp phần quan trọng trong hỗ trợ hòa nhập ban đầu. Điều này càng trở nên quan trọng đối với những nạn nhân đã mất niềm tin khi bị lừa bán và bị lạm dụng. Do phải chịu đựng khủng hoảng tâm lý lớn, những nạn nhân bị buôn bán thường có tâm trạng không ổn đinh, là rào cản việc họ tái hòa nhập thành công. Xây dựng lại nhiềm tin và hồi phục sức khỏe tinh thần là một yêu cầu cần thiết được thực hiện thông qua tư vấn hỗ trợ tâm lý tại nhà tạm lánh. Nhà tạm lánh của Hội PN đã cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý nhằm giúp giảm tâm lý lo lắng, buồn chán, thất vọng mà nạn nhân đã trải qua để từng bước xây dựng lại sự tự chủ và tự tin. Hoạt động này được thực hiện thông qua các buổi tư vấn tâm lý hàng tuần tại nhà tạm lánh.
Trợ giúp pháp lý: Nhà tạm lánh cung cấu tư vấn trợ giúp pháp lý tới tất cả các nạn nhân sinh sống tại đây nhằm giúp họ nhận thức được quyền của mình cũng như biết cách bảo vệ mình. Cung cấp trợ giúp pháp lý thường là bước đầu tiên trong quá trình giúp nạn nhân tự tìm lại bản thân và bắt đầu quá trình phục hồi. Bởi vì phần lớn nạn nhân bị buôn bán bởi tội phạm buôn người nên họ đã được hướng dẫn để phối hợp với các cơ quan chức năng để giúp bảo vệ họ nếu họ đóng vai trò là nhân chứng để tố cáo tội phạm. Nhà tạm lánh cũng đã giúp nạn nhân làm việc với có quan công an và chính quyền địa phương để làm lại giấy tờ tùy thân.
Giáo dục văn hóa và đào tạo kỹ năng sống: Là một hợp phần trong quy trình hỗ trợ nạn nạn tại nhà tạm lánh. Các nạn nhân được trao các cơ hội lựa chọn học tập theo hình thức chính thức hoặc phi chính thức và học các kỹ năng sống. Với dịch vụ này, các nạn nhân có cơ hội quay trở lại trường học hoặc tiếp tục theo đuổi việc học của mình cũng như được trang bị các kỹ năng để tự quản lý cuộc sống và đối phó với những khó khăn mà họ có thể gặp phải.
Đào tạo nghề: Hỗ trợ đào tạo học nghề là một phần quan trọng nhất trong quá trình tái hòa nhập giúp xây dựng khả năng độc lập về tài chính và sự chủ động trong sinh kế. Nhà tạm lánh khuyến khích các nạn nhân tham dự các khóa đào tạo nghề dựa theo khả năng và sở thích cũng như thế mạnh của những kỹ năng mà họ có. Các khóa học nghề hiện tại ở nhà tạm lánh thường cung cấp các nghề đơn giản: làm tóc, khâu vá, pha chế đồ uống do phần lớn các nạn nhân có hạn chế về trình độ học vấn, khả năng đọc, viết. Các chị em sinh sống tại nhà tạm lánh cũng được khuyến khích tham gia các khóa học làm đồ mỹ nghệ, như một giải pháp trị liệu
Các hoạt động giải trí: Một môi trường thân thiện và thư giản với các hoạt động giải trí thường xuyên là một trong những hoạt động quan trọng của các nạn nhân giúp họ kết nối với những người xung quanh và giảm bớt các căng thẳng. Dựa trên thực tế là các nạn nhân đến từ nhiều vùng khắc nhau với trình độ học vấn và văn hóa khác nhau, họ có những quan điểm và khác biệt về văn hóa. Vì vậy, các hoạt động vui chơi giải trí sẽ giúp xóa bỏ các rào cản văn hóa và họ dễ dàng chia sẻ cùng nhau.
Thảo luận về mô hình nhà tạm trú
Trước hết, cách tiếp cận về mô hình nhà tạm lánh của Hội phụ nữ với các loại hình dịch vụ đã trình bày ở trên đã thể hiện rõ quan điểm đặt việc bảo vệ quyền của phụ nữ trẻ em là trọng tâm trong can thiệp hỗ trợ. Cung cấp dịch vụ nhà tạm lánh an toàn là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa buôn bán và nguy cơ tái buôn bán với những nạn nhân trở về.
Các loại hình dịch vụ cung cấp tại nhà tạm lánh đã thể hiện cách tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nạn nhân. Điều này, trước hết được thể hiện qua việc xác định phụ nữ, trẻ em là đối tượng chính được trợ giúp dịch vụ, không phân biệt về thành phần dân tộc, tuổi, văn hóa và địa phương. Nạn nhân bị buôn bán trở về là những người bị tổn thương nặng nề từ hậu quả của việc bị bóc lột do buôn bán và đối diện nhiều khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng. Trong một nghiên cứu tại nhà tạm lánh ở Hà Nôi (2013) cho thấy phần lớn những nạn nhân cho biết họ bị buôn bán ra nước ngoài và bị buộc phải làm việc trong các nhà chứa. Trong suốt quá trình đó, sức khỏe, quyền lợi cũng như nhân phẩm của họ bị chà đạp nghiêm trọng. Họ thường phải chịu đựng các khủng hoảng về thể chất và tinh thần. Những khủng hoảng này là kết quả của việc chủ chứa hoặc bọn buôn người dùng các biện pháp kiểm soát và ép làm việc, bao gồm cả việc ép sử dụng thuốc kích thích, ma túy dẫn đến việc bị nghiện, bị bạo lực và hãm hiếp. Vì vậy, ngay khi trở về Việt Nam, những nạn nhân này thường phải đối diện với các khó khăn: bệnh tật, không có việc làm, bị kỳ thị, và ở nguy cơ bị buôn bán trở lại.
Dựa trên thực tế là những nạn nhân trở về này đã trải nghiệm một môi trường làm việc bị bóc lột cao, việc cung cấp một dịch vụ hỗ trợ toàn diện là vô cùng quan trọng trong việc giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Mô hình nhà tạm lánh của Hội PN đã nhận thức rõ đòi hỏi thực tiễn này và thể hiện trong việc thiết kế mô hình hỗ trợ của nhà tạm lánh. Vì vậy, đối tượng sinh sống tại nhà tạm lánh được đối xử một cách bình đẳng có chú ý tới những điều kiện hoàn cảnh riêng của từng cá nhân. Những người này có thể là phụ nữ và trẻ em có thể bị nhiếm HIV/AIDS, ma túy, người dân tộc thiểu số có thể không nói được tiếng phổ thông và những người chịu đựng các chấn thương tâm lý và thể chất. Bên cạnh đó, cách tiếp cận nhạy cảm giới dựa trên quyền còn được thể hiện thông qua việc sử dụng đội ngũ cán bộ công tác xã hội là phụ nữ. Những cán bộ này được đào tạo thường xuyên các kiến thức và kỹ năng về tư vấn, hỗ trợ tâm lý, kỹ năng sống, xác định nạn nhân và quản lý trường hợp dựa trên nhu cầu của nạn nhân.
Từ việc phân tích các các dịch vụ của nhà tạm lánh cho thấy mô hình này thực sự được thiết kế dựa trên quyền con người của phụ nữ và thể hiện tính nhạy cảm giới. Nhà tạm lánh đã giải quyết các nhu cầu của nhóm phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương thông qua hệ thống dịch vụ khá toàn diện, từ nhà ở, thực phẩm, chăm sóc y tế, hỗ trợ pháp lý đến dạy nghề. Các dịch vụ này không chỉ đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản của nạn nhân mà còn giúp trao quyền cho những người vốn bị tổn thương và dễ bị tổn thương. Thông qua tiếp cận các dịch vụ, nạn nhân từng bước lấy lại niềm tin, sự tin tưởng, chủ động và có thể độc lập về tài chính.
Tuy vậy, quá trình tái hòa nhập cho nạn nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn gắn với những đặc thù về giới cần được cân nhắc. Những khó khăn này có thể nhận thấy ngay trong việc giới hạn nhóm đối tượng được hỗ trợ nhà tạm lánh. Mô hình nhà tạm lánh của Hội phụ nữ mới chỉ phục vụ phụ nữ và trẻ em bị buôn bán qua nước ngoài, mà chưa bao gồm các nạn nhân bị buôn bán trong nước vốn chiếm một tỉ lệ khá cao. Điều này có nghĩa là mặc dù nạn nhân bị buôn bán trong nước có thể đối diện với những hậu quả và tổn thương tương tự như nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài nhưng họ không có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ của nhà tạm lánh. Nhà tạm lánh hiện tại cũng chưa chú ý đến việc cung cấp dịch vụ tái hòa nhập cho nạn nhân là nam giới và trẻ em trai. Mặc dù ghi nhận những khác biệt và nhu cầu khác nhau của cá cá nhân khác nhau, nhà tạm lãnh chưa có được dịch vụ đặc thù về chỗ ở cho các nạn nhân có trẻ em theo cùng, nạn nhân bị nghiện ma túy, nạn nhân bị khuyết tật và cần có những chăm sóc sức khỏe đặc biệt.
Đối với dạy nghề, phần lớn các nghề được dạy cho đối tượng này là nghề phi chính thức, mà có thể dẫn đến việc củng cố các vai trò truyền thông của của phụ nữ mà không mang lại nhiều nguồn thu nhập. Các lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu là may, thêu, pha chế đồ uống, nấu ăn, vốn không đòi hỏi nhiều kỹ năng và không tốn nhiều thời gian học nghề. Một thực tế là những tổn thất và khủng hoảng về tinh thần cũng như hạn chế về trình độ học vấn ( một số chưa học hết cấp 2) đã chế các cơ hội học nghề của họ. Vì vậy, các kỹ năng nghề của họ ở mức độ rất thấp và họ thường lựa chọn các nghề truyền thống vốn dễ học nhưng lại không đảm bảo sự thành công trong quá trình tái hòa nhập do thu nhập rất thấp, hoặc những nghề nàykhông phù hợp với thị trường địa phương nơi họ trở về sinh sống. Đây chính là khó khăn của mô hình dạy nghề được hỗ trợ bởi nhà tạm lánh, bởi một mặt việc học nghề cần phải dựa trên khả năng và kỹ năng của họ, nhưng mặt khác phải phù hợp với như cầu của thị trường và khả năng sinh kế có được.
Việc cung cấp một dịch vụ liên tục sau quá trình tái hòa nhập cũng gặp nhiều khó khăn vì phần lớn các nạn nhân thường từ chối chia sẻ thông tin cá nhân, địa chỉ và số điện thoại liên hệ sau khi họ rời khỏi nhà tạm lánh. Điều này gây khó khăn cho cán bộ xã hội trông việc giám sát và hỗ trợ quá trình tái hòa nhập. Chính vì vậy, những dịch vụ về xã hội, tâm lý, y tế mà một nạn nhân có thể nhận được trong quá trình tái hòa nhập có thể không được tiếp tục khi họ quay lại đúng hoàn cảnh nơi đã xô đẩy họ rời khỏi địa bàn sinh sống. Những vấn đề về mặt xã hội và gia đình chưa được giải quyết: bạo lực, mâu thuẫn, lạm dụng, kỳ thị, kinh tế và các yếu tố về an ninh, an toàn cũng đang là thách thức cho sự thành công của quá trình tái hòa nhập.
Những thách thức này gắn liền với giải quyết các yếu tố nhạy cảm giới trong vấn đề buôn bán người. Trong tương lai, việc xây dựng và mở rộng mô hình nhà tạm lánh cần phải bao gồm cả nhóm đối tượng là nạn nhân bị buôn bán trong nước, nạn nhân là nam giới. Nhà tạm lánh cũng cần phải tính đến các giải pháp để đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng. Điều này là đặc biệt hữu ích trong trường hợp hỗ trợ các nhóm nạn nhân là người dân tộc miền núi có nhiều rào cản về ngôn ngữ, giao tiếp và văn hóa hoặc đối với nạn nhân là người khuyết tật mà ít có khả năng tự bảo vệ. Điều quan trọng là Hội LHPNVN cần tác động chính sách, thu hút sự quan tâm của chính trong nước cũng như quốc tế về các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập, quaq đó có thể chuyển giao mô hình và nhân rộng ra các địa phương. Hội PN cũng càn chú trọng lồng ghép vấn đề giới trong thiết kế mô hình và đưa ra dịch vụ tái hòa nhập, thông qua mô hình nhà tạm lánh.
Tóm lại. quyền con người là quyền phổ quát và cần được áp dụng công bằng đối với mọi phụ nữ, trẻ em. Bài viết này vừa xem xét các yếu tố giới liên quan đến buôn bán người, tập trung vào vấn đề “ nguồn cung- cầu” của vấn nạn buôn bán và quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân thông qua mô hình tạm lánh tại Việt Nam. Bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử và thiếu các cơ hội việc làm trong bối cảnh toàn cầu hóa chứa đựng nhiều yế tố bất công bằng, sự khác biệt về thực hành văn hóa, giới đã và đang làm gia tăng nạn buôn bán người. Giải quyết vấn đề buôn bán người, trong đó có vấn đề tái hòa nhập cho nạn nhân cần phải đặt quyền con người và bình đẳng giới vào trọng tâm của các thiết kế can thiệp. Mô hình nhà tạm lánh với các dịch vụ thiết kế đã thể hiện rõ cách tiếp cận đặt con người làm trung tâm và quyền con người được đề cao trong mối liên hệ với việc giải quyết các khía cạnh nhạy cảm giới. Mô hình nhà tạm lánh này đã góp phần vào việc phát triển dịch vụ nhà tạm lánh, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nạn nhân bị buôn bán trong nỗ lực giúp tái hòa nhập cộng đồng. Hiểu biết và xây dựng các can thiệp trong phòng ngừa buôn bán người sẽ không hiệu quả nếu không nắm bắt được yếu tố liên quan của nhạy cảm giới với buôn bán người. Quyền con người của phụ nữ phải được coi là cốt lõi của bất kỳ phân tích và chiến lược chống buôn người nào đáng tin cậy.
Tài liệu tham khảo
BaoMoi. 2012. Dam bao dich vu ho tro cho nan nhan bi buon ban tai hoa nhap cong dong 2011 cited February 12 2012. Available from http://www.baomoi.com.
Foundation, Asia. 2005. Reintegration Assistance of Trafficked Women & Children in Cambodia.
MOLISA. 2012. Assessment Report of Reintegration Models for Victims of Trafficking and Support. Hanoi.
The Asian Foundation, Cambodia. 2005. Reintegration Assistance for Trafficked Women and Children in Cambodia.6.
UN. 2000. UN Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children, supplementing the United Nation Convention against Transnational Organization Crime. edited by O. o. D. a. Crime.
UNODC. 2009. Combating Trafficking in Persons: A Handbook for Parliamentarians. Vol. 5: United Nation Publication.