TIN TỨCTin CSAGA

SÁNG TÁC CA KHÚC HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH 16 NGÀY CHỐNG LẠI BẠO LỰC GIỚI NĂM 2019

02/10/2019 11:30:42 714

 

Điều khoản tham chiếu

 

SÁNG TÁC CA KHÚC 

HƯỞNG ỨNG CHIN DCH 16 NGÀY CHỐNG LẠI BẠO LC GIỚI NĂM 2019

 

 

1. Bối cnh

Việt Nam đang có những thay đổi tích cực và dần hoàn thiện khung pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Việc Chính phủ triển khai các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống Bạo lực trên cơ sở giới như Chương trình quốc gia, Đề án về phòng chống phòng ngừa và ứng phó với Bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (2016 – 2020), Chương trình quốc gia về Phòng chống MBN (2016 – 2020) và Chương trình hành động quốc gia về Bình đẳng giới (2016 – 2020) đã thể hiện những nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ, giải quyết các biểu hiện của bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. Tuy nhiên, những rào cản về văn hóa, định kiến xã hội và khoảng trống chính sách khiến vấn đề bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái (PN&TEG) như tảng băng chìm đòi hỏi phải nhận diện một cách đúng đắn và khách quan để có hành lang pháp lý và các chương trình can thiệp phù hợp.

Trên thực tế, phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục là nạn nhân chính trong các vụ tấn công và quấy rối tình dục. Một số hình thức bạo lực đối với PN&TEG đã bị bỏ qua. Đặc biệt, hành vi bạo lực tình dục như quấy rối tình dục ở nơi công cộng, bạo lực tình dục giữa vợ/chồng và bạn tình và lạm dụng tình dục đối với PN&TEG chưa được nhìn nhận và giải quyết để đảm bảo sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Mặc dù số liệu thống kê và số liệu chính thức về quấy rối tình dục không có sẵn, báo cáo năm 2013 cho thấy quấy rối tình dục lan rộng cả ở nơi làm việc và ở nơi công cộng. Các nghiên cứu hiện có cũng cho thấy các số liệu mang tính cảnh báo: 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; 10% phụ nữ đã kết hôn ở Việt Nam đã bị vợ/chồng của họ tấn công tình dục. Đối với 4% phụ nữ, một khi bạo lực tình dục bắt đầu, nó tiếp tục trong suốt mối quan hệ hoặc hôn nhân của họ. Các trường hợp về bạo lực tình dục và quấy rối tình dục liên tục xuất hiện trên các kênh truyền thông và mạng xã hội tại Việt Nam, làm dấy lên những thảo luận và phong trào xã hội về vấn đề này. 

Có thể thấy bên cạnh các hoạt động can thiệp, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong vận động thay đổi quan niệm xã hội, giúp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Các kênh truyền thông đại chúng chưa đóng vai trò tích cực trong công tác phòng chống bạo lực tình dục. Sự phản ánh của truyền thông thường tập trung khai thác các yếu tố giật gân, mô tả chi tiết hành vi tình dục thay vì các thông tin mang kiến thức, kết nối chuyên gia, hướng dẫn cộng đồng có khả năng ứng phó với bạo lực tình dục hoặc thúc đẩy vụ việc đi đến tận cùng. Nhiều thông điệp trên các kênh truyền thông cộng đồng, truyền thông xã hội và cả truyền thông đại chúng đang bào chữa cho người gây bạo lực, đổ lỗi cho người bị bạo lực và xâm hại, khuyến khích sự hy sinh và chịu đựng của phụ nữ. Các bài viết cũng chưa chú trọng tới chia sẻ các giải pháp, trong đó thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể.

Đây là cơ sở để CSAGA đề xuất chiến dịch “No more Sexual Violence” nhân hưởng ứng Tháng Hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019. Chiến dịch này sẽ tiếp nối kết quả của các chiến dịch trước đây tập trung vào chủ đề bạo lực tình dục (You are not alone (2015), No more (2016), No more waiting (2017), No More Victim Blaming (2018)) để nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các hình thức bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái. Trong vòng 30 ngày thực hiện, chiến dịch “No more Sexual Violence” sẽ tạo ra một phong trào xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội như học sinh - thanh niên, phụ huynh, các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức phi chính phủ (Mạng GBVNet), những người xây dựng chính sách. Chiến dịch “No more Sexual Violence” sẽ sử dụng công nghệ số giúp công chúng có thể tiếp cận thông điệp và sản phẩm của chiến dịch bằng nhiều phương pháp hiện đại. Các kênh truyền thông đại chúng và các KOLs trên mạng xã hội cũng sẽ song hành cùng mỗi hoạt động giúp lan tỏa thông điệp, tạo ra những thay đổi nhận thức và hành vi cộng đồng, góp phần xây dựng hành lang pháp lý ứng phó với các hình thức bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. Chiến dịch này nhấn mạnh tính tương tác và sử dụng đa dạng hình thức truyền thông bao gồm cả truyền thông cộng đồng và truyền thông sử dụng mạng xã hội. Các hoạt động truyền thông này sẽ bổ trợ hiệu quả cho các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì trong Tháng Hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Một trong những hình thức truyền thông đó chính là bài hát chủ đề cho chiến dịch.

 

2. Mục đích

  • Thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là thanh niên về thông điệp và chủ đề bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái.
  • Lan tỏa chiến dịch đến với giới trẻ thông qua tiếp cận hiện đại, nhẹ nhàng đối với chủ đề thường được nhìn nhận là nghiêm trọng, khô khan

 

3. Tiêu chí

3.1. Lời

  • Sáng tạo, nhưng có thể liên kết được với chủ đề của chiến dịch
  • Có nhạy cảm về giới, có văn hóa
  • Truyền tải được thông điệp tích cực về phòng, chống bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái

3.2. Nhạc

  • Phong cách hiện đại, cuốn hút người nghe

 

4. Công việc và trách nhim của các bên

4.1. Đối tác (Là đơn vị sản xuất MV ca nhạc chuyên nghiệp)

  • Sáng tác lời
  • Sản xuất ca khúc
  • Tìm kiếm ca sĩ thể hiện bài hát, nhóm quay
  • Lắng nghe ý kiến, trao đổi của CSAGA đối với nội dung của bài hát
  • Sáng tác bài hát và tìm kiếm ca sĩ, nhóm quay
  • Sản xuất MV hoàn thiện

 

4.2. CSAGA

  • Chịu trách nhiệm về chuyên môn
  • Góp ý về nội dung bài hát
  • Giám sát tiến độ, đôn đúc thực hiện công việc

 

5. Kết quả mong đợi

  • Sản phẩm mang hơi thở hiện đại, lôi cuốn được người nghe, dễ nhớ
  • Truyền tải được thông điệp phòng chống bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em gái