TIN TỨCTin CSAGA

CUỘC THI ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN TRUYỀN THÔNG VỀ CHỦ ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TÌNH DỤC VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI

03/09/2019 04:15:47 2036

 

CUỘC THI  ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN TRUYỀN THÔNG

VỀ CHỦ ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TÌNH DỤC VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI

 

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

Đơn vị tài trợ: Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, Tổ chức Bánh Mỳ cho Thế giới

Trân trọng gửi đến các cá nhân/ nhóm/ tổ chức thông tin về cuộc thi tìm kiếm ý tưởng và thực hiện sáng kiến truyền thông với những nội dung sau:

  1. Bối cảnh

Thực tế cho thấy rằng phụ nữ và trẻ em gái hiện vẫn đang là nạn nhân chính trong các vụ tấn công và quấy rối tình dục. Một số hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã bị bỏ qua. Đặc biệt, hành vi bạo lực tình dục như quấy rối tình dục ở nơi công cộng, bạo lực tình dục giữa vợ/chồng và bạn tình và lạm dụng tình dục chưa được nhìn nhận và giải quyết. Mặc dù số liệu thống kê và số liệu chính thức về quấy rối tình dục không có sẵn, báo cáo năm 2013 cho thấy quấy rối tình dục lan rộng cả ở nơi làm việc và ở nơi công cộng. Các nghiên cứu hiện có cũng cho thấy các số liệu mang tính cảnh báo: 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng;10% phụ nữ đã kết hôn ở Việt Nam đã bị vợ/chồng của họ tấn công tình dục. Các trường hợp về bạo lực tình dục và quấy rối tình dục liên tục xuất hiện trên các kênh truyền thông và mạng xã hội tại Việt Nam, làm dấy lên những thảo luận và phong trào xã hội về vấn đề này. Mặc dù vậy các kênh truyền thông đại chúng chưa đóng vai trò tích cực trong công tác phòng chống bạo lực tình dục. Sự phản ánh của truyền thông thường tập trung khai thác các yếu tố giật gân, mô tả chi tiết hành vi tình dục thay vì các thông tin mang kiến thức, kết nối chuyên gia, hướng dẫn cộng đồng có khả năng ứng phó với bạo lực tình dục hoặc thúc đẩy vụ việc đi đến tận cùng. Nhiều thông điệp trên các kênh truyền thông cộng đồng, truyền thông xã hội và cả truyền thông đại chúng đang bào chữa cho người gây bạo lực, đổ lỗi cho người bị bạo lực và xâm hại, khuyến khích sự hy sinh và chịu đựng của phụ nữ.

Tiếp nối sự thành công của các chiến dịch You are not alone (2015), No more (2016), No more waiting (2017), No More Victim Blaming (2018), nhân hưởng ứng Tháng Hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019, CSAGA phát động chiến dịch “No more sexual violence”. Cuộc thi sáng kiến truyền thông chính là một hoạt động khởi xướng của chiến dịch năm nay.

 

  1. Mục đích
  • Kêu gọi đề xuất và triển khai những sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bạo lực tình dục, nhằm thúc đẩy môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.

 

  1. Đối tượng tham gia
  • Là công dân Việt Nam, từ độ tuổi 15-55 tuổi, đang học tập, làm việc và sinh sống trên lãnh thổ Việt nam (nhân viên của các đơn vi tổ chức cuộc thi, thành viên BTC, BGK không được tham gia cuộc thi)
  • Đối tượng tham gia: Có thể cá nhân, nhóm, tổ chức

 

  1. Nội dung, yêu cầu và hồ sơ dự thi
  2. 1. Hồ sơ dự thi
  • Mẫu đơn dự thi thể hiện dưới dạng file mềm document (*.doc)

 

  1. 2. Nội dung sáng kiến truyền thông
  • Sáng kiến truyền thông góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bạo lực tình dục. Các khía cạnh có thể khai thác: bạo lực tình dục trong gia đình, quấy rối tình dục nơi làm việc, quấy rối tình dục nơi công cộng, bạo lực tình dục trong trường học, bạo lực tình dục với các nhóm yếu thế (phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ di cư, phụ nữ có HIV, phụ nữ làm công việc tình dục, cộng đồng LGBTQI…)
  • Đề xuất sáng kiến phải có ý tưởng sáng tạo, nhận văn và có tính khả thi trong thực tiễn.

 

  1. 3. Yêu cầu
  • Đề xuất sáng kiến không vi phạm các quy định của pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo.
  • Đề xuất sáng kiến và sản phẩm là các sản phẩm chưa tham gia bất kỳ cuộc thì nào và chưa đăng tải trên bất kỳ các phương tiện truyền thông đại chúng nào trước đó
  • Mỗi nhóm/cá nhân không bị hạn chế số lượng đề xuất
  • Đề xuất không sử dụng hình ảnh nhãn hiệu, cũng như các nội dung, hình ảnh mang tính quảng cáo thương mại
  • Các thành viên dự thi gửi đề xuất chịu mọi trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực về bản quyền tác phẩm cũng như những thông tin đăng ký tới Ban tổ chức. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm xử lý tranh chấp về bản quyền tác giả hay những quyền lợi liên quan hay phát sinh đối với các sản phẩm dự thi.
  • Với nhóm/ tổ chức tham gia cần có tên trưởng nhóm/tổ chức và chịu trách nhiệm cho nhóm/tổ chức. Ban tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh liên quan đến bài dự thi bao gồm cả vấn đề về bản quyền của nội bộ nhóm. Nếu có tranh chấp trong nhóm liên quan đến tác phẩm của nhóm, BTC sẽ loại bỏ đề xuất tham gia mà không cần phải thông báo cho các thành viên, nhóm dự thi.
  • BTC không giải quyết các khiếu nại về kết quả và giải thưởng sau khi công bố giải thưởng. Trong vòng 03 ngày kể từ khi công bố giải, nếu không liên hệ được với người/ nhóm đoạt giải, ban tổ chức sẽ hủy giải thưởng và trao cho ý tưởng tiếp (kế tiếp của giải thưởng bị hủy)
  • Các nhóm/ cá nhân đoạt giải phải tuân thủ quy định tài chính do cán bộ CSAGA hướng dẫn và tham gia các khóa tập huấn về tài chính. Các nhóm cần nộp đủ chứng từ, hóa đơn đã được hướng dẫn sau 7 ngày khi kết thúc hoạt động.

 

  1. Ban giám khảo
  • Ban giám khảo bao gồm các thành viên là các chuyên gia về giới, nghệ sĩ.

 

  1. Tiêu chí đánh giá
  • Ban giám khảo sẽ rà soát hết các tác phẩm dự thi và sẽ lựa chọn những ý tưởng sáng tạo, khả thi để hỗ trợ thực hiện hóa các ý tưởng truyền thông

Các tiêu chí đánh giá, gồm:

  • Có tính sáng tạo
  • Có sức lan tỏa
  • Có tính khả thi
  • Có tính nhạy cảm về giới, văn hóa
  • Huy động sự tham gia của cộng đồng

 

  1. Khung thời gian (dự kiến)
  • Phát động cuộc thi và nhận bài từ: 03.09.2019 – 03.10.2019
  • Thông báo các ý tưởng được chọn vào vòng phản biện: 05.10.2019
  • Tổ chức tranh biện các ý tưởng: 10 – 11.10.2019
  • Trao giải cho các sáng kiến và tập huấn hỗ trợ hoàn thiện và triển khai sáng kiến: 13.10.2019 – 23.10.2019
  • Triển khai các sáng kiến: 25.10.2019 – 25.11.2019

 

  1. Giải thưởng
  • Sau khi các đề xuất ý tưởng truyền thông được lựa chọn, BGK sẽ hỗ trợ một khoản ngân sách tối đa 20,000,000 VND để các cá nhân/ nhóm/ tổ chức hoàn thiện và triển khai ý tưởng.  

 

  1. Về việc sử dụng sản phẩm
  • Tác giả đồng ý trao cho Ban tổ chức cuộc thi giữ bản quyền sản phẩm đoạt giải (bao gồm cả ý tưởng và sản phẩm hoàn thiện) để phục vụ cho các hoạt động truyền thông vì lợi ích cộng đồng.

 

  1. Đề cương dự thi gửi về địa chỉ email: ytuongtruyenthong2019@csaga.org.vn

 

  1. Quy trình đánh giá đề xuất và hỗ trợ thực hiện các ý tưởng truyền thông
  • 03/09 - 03/10: Giai đoạn 1: Nhận và xét duyệt các ý tưởng hợp lệ
  • 05/10: Giai đoạn 2: Ban giám khảo chấm điểm và công bố các ý tưởng lọt vào vòng 2
  • 10 - 11/10: Giai đoạn 3: Tổ chức tranh biện các ý tưởng
  • 13/10 - 23/10: Giai đoạn 4: Trao giải cho các sáng kiến và hỗ trợ kỹ thuật hoàn thiện các sáng kiến
  • 25/10 - 25/11: Giai đoạn 5: Thực hiện sáng kiến

 

12. Tải các thông tin về cuộc thi tại đây